7. BƯỚC TU THIÊN ĐẠO
ĐÂU PHẢI AI TU CŨNG ĐƯỢC
Tu xá Phước Huệ Đàn (Tam Kỳ, Quảng
ngày 13-3 Canh Tý (Thứ Sáu 08-4-1960)
THI
NGÔ lệnh ([1]) ban ra gắng nhớ lời
CAO ĐÀI mở Đạo khắp nơi nơi
ĐẠI đồng thiết lập toan lo trước
TIÊN Phật muốn thành phải biết thôi.
Chào chư liệt đẳng Thiên ân, chư Thánh môn tu sĩ.([2])
Bần Đạo lấy làm băn khoăn trong những phút cuối cùng của cơ khảo thí.([3]) Rồi đây chẳng biết ai mất ai còn.
Phải chi người đã chịu ơn cứu chuộc ([4]) lần
này mà cũng một đức tin thì bước tu đâu phải khó khăn, ma đời ([5]) [đâu] còn quẩn quanh ngăn trở.
Đây là nơi phước huệ dành riêng cho hàng Thánh môn đệ tử ([6]) gội tắm điển lành, hầu sạch bợn trần
ai; tẩy rửa oan khiên,([7]) nghiệp chướng;([8]) để lòng thanh tịnh, an vui trước những cảnh hỗn độn, điêu tàn; có đủ phương tiện cộng
sự trong chương trình tái tạo thế gian, mở đường tận độ.
Chư hiền đồ vì nặng nghiệp, không kiềm chế nổi lòng thị dục,([9]) để cho ma quỷ thừa thế tung hoành,
làm cho quyền đạo yếu
mòn, pháp tu đen tối, sống trong
chuỗi ngày buồn khổ lo toan. Thật là một phút dể duôi,([10]) trọn đời ân hận.
Giờ này, Bần Đạo đến nhắc lại cho toàn chư tu sĩ nhớ lấy
lời giao ước ([11]) giữa
mình và Thiêng Liêng mà trở về
cùng đạo
pháp. Được vậy thì sự cứu chuộc Bần Đạo sẵn sàng đưa tay dìu dắt đến nơi tùy
theo sở nguyện.([12])
Chư tu sĩ đã phạm hồng
ân, bội tín ([13]) cùng mình, thì làm sao đi đến nơi
về đến chốn. Một việc làm quá sức mình nếu
không cố gắng rất nhiều và nhờ ở
Thiêng Liêng thì sao dễ dàng đạt thành Phật quả.
Bước tu Thiên Đạo
đâu phải ai tu cũng được.([14])
Trong muôn có một, người ấy mới đủ sức làm
được những việc anh hùng, vất cả lợi
danh ham muốn, xô ngã bao nhiêu trở ngại khó khăn, đặt nguyện lực ([15]) lên trên, một lòng mạnh tiến.
Nên chư tu sĩ đây làm sao có cái gan, cái chí anh hùng
kia để thắng tất cả mọi trở gay,([16]) để theo cùng Bần Đạo. Theo Bần Đạo
có khó gì. Đường
đi rất êm đềm mát mẻ. Đường ấy ở lòng thanh tịnh. Sở dĩ chư tu sĩ gặp bước khó khăn là tại lướng vướng ái ân, quẩn quanh trong danh lợi.
Tóm lại, việc tu là phải nhất thành,([17]) xả thân cầu đạo ([18]) thì mọi sự dễ dàng. Được vậy, Bần
Đạo mới nhận làm đệ tử.
Phước Huệ Đàn thành lập là cửa thiên đạo ([19]) mở ra. Lẽ tất nhiên trong bước đầu
có nhiều trở ngại. Trở ngại ấy bởi một sự thử lòng. Mà
Thầy cũng cho phép ma quỷ đặt các thây
ma trên đầu con đường vào nơi Thánh vức.([20])
Ai là người đã hứa, có đủ can đảm bảo vệ sự giao ước
cho đến cùng?
Rồi đây công việc của ma quỷ còn làm nhiều điều ghê sợ
hơn và [khiến người] dễ
ngã lòng trước bao thuận cảnh.([21])
Phước Huệ Đàn nhà tu thiết lập. Bần Đạo đã hứa. Mọi việc nói ra cùng chư hiền đồ sẽ
làm trọn nay mai. Hứa cứu
phần hồn và tạo cho mọi người có chí tu tầm giải
thoát được ngồi trên thiên
vị ([22]) xứng đáng.
Có một điều gần đây, nó sẽ đập vào lòng các hiền một
tin buồn dữ dội. Nhưng
các hiền đồ cứ tin mọi sự ấy Thầy cho.
Mất đi một tình thiêng liêng là đem lại bao điều thánh khiết. Tình ấy kết nên
vô lượng pháp môn.([23]) Thầy và Bần Đạo tận tâm xây nên hạnh
phúc cho nó.
Một Hội Thánh Trung Hưng đã đứng dậy. Các hiền đồ còn
nhớ sứ mạng vừa trao ban thì nhị vị đại Thiên ân trong Hội Thánh là bạn yêu của
toàn đạo phải lìa thế,([24]) đổi một giá [chuộc] rất nên xứng đáng.
Đây là việc sắp đặt trở lại, theo lời đã cầu xin. Bần Đạo y cho.
Một là chư tu sĩ đứng trên địa hạt giải thoát để giải
quyết vấn đề tương quan với giáo quyền và xã hội.
Tương quan đây là trong lúc cần để gây kết thêm các
duyên lành, báo bổ ơn giáo hóa dựng xây của Hội Thánh để công được đầy, quả được trọn. Thìn lòng ([25]) trước
mọi cám dỗ để tỏ ra một tu sĩ đã chiến thắng ngang tàng, không hề động tâm lưu
luyến.
Tương quan giữa gia đình em chị trong nhà tu để bảo trợ về đời sống hay tinh
thần, xây dựng nhau để trở nên
ai cũng có đủ phương tiện tạo Tiên tác Phật. Nhất là phải tôn
quyền trọng pháp,([26]) luôn luôn tụng đọc lời hồng thệ, nhắc nhở mãi ở lòng mình, rèn đúc một đức tin làm khí giới
đánh bại cả những quyền pháp nào xúi bảo ta quên phần công phu tu học.
Trong các mối tương quan, điều đáng lo là sống bằng hư
danh và bạn bè với khôn ngoan lý trí.([27]) Người tu, danh
đã ưa, lợi đã muốn, thì cửa Bạch Ngọc khó vào.
(. . .)
Vậy ra hành đạo bằng lối nào cũng giữ vui với sứ mạng,
làm tròn nhiệm vụ, đừng dể duôi mà mất nết, Thần Thánh khó gần.
Ngày 8 tháng 4 tới đây, lời hứa cho các tu sĩ ra trường,
tùy sự phân công của Hội Thánh. Ở đâu, ai làm gì, việc ấy tùy đó.
Có một điều, ai đi ra, ai ở nhà đều gìn giữ lấy
con người giải thoát. Luôn
luôn bốn thời
công phu. Đi đứng
ngồi nằm([28]) đều
theo pháp đạo.
Nếu bởi
chế độ nhà tu, không chịu được nổi khổ hạnh, xin về ở nhà riêng, thì ở nhà riêng sống với cha mẹ, anh em cũng giữ y quyền pháp đã định.
Tóm lại, tu theo pháp đạo của Bần Đạo, không luận có đoàn
thể hay chưa vào đoàn thể, làm sao tu được là được. Mọi việc phải qua một sự
tuyển trạch bằng vô hình và bằng hữu hình dưới lịnh được cảo chọn.([29])
Đây, theo
lời Giáo Tông Lý Đại Tiên, cần xây dựng một Hội Thánh nữ phái có quyền
pháp để dìu dắt nữ phái ngày mai, để nữ phái thành hình một đời sống lành mạnh, bình đẳng trong pháp môn tận độ. Mà muốn có một Hội Thánh lành mạnh
thì nhất là phải có con người tu, người tu trong
pháp môn giải
thoát. Chọn con người ấy để làm những việc quyền pháp sứ mạng.
Người ấy là người của Giáo Hội, không dính líu gì với gia đình
chồng con, tính toan danh lợi. Người tu sĩ đã có lòng thanh tịnh, nguội lòng ái
ân nhục dục, để mọi việc bởi bàn
tay thanh khiết xây nên thì việc ấy mới trở
thành vô lậu ([30]) chân tướng, và người mới có đủ tư cách lãnh một
chức trách Thiên ân làm đầu trong phái nữ. Vậy muốn có Hội Thánh nữ phái, trước là phải có nhà tu để tuyển thâu người đi trên con đường thiên đạo.
Vào nhà tu để
tập khổ hạnh, để khép mình theo khuôn phép nhà đạo, để chờ một sự tiến cử vào Phước
Huệ Đàn thọ pháp,
ra trường học phần giáo lý. Xem xét trong một năm đủ tư cách đạo hạnh, cho về
các tu xá tỉnh đạo hướng dẫn chị em. Số ấy đã
cao hơn
trình độ số người trong tu xá.
Một số khác, hơn về đạo hạnh cũng như năng khiếu, cần ở lại học tu một năm thứ hai
để năm thứ ba ra hành đạo. Năm thứ nhất lại vào. Cứ luân chuyển như thế. Thời gian chín năm là đủ số người
cung phụng cho Giáo Hội.
Nhưng chương
trình trên đây bị mẻ,([31]) cơ khảo thí còn dày, chư tu sĩ liệu
làm sao tùy ý.
Bần Đạo dặn một điều: Bất cứ người tu
sĩ làm gì, ở đâu, sống như thế nào, cũng đặt vấn đề công phu tu học lên trước, chớ đừng
đặt cái gì trước nữa. Đặt công phu lên trước để đảm bảo cho lời nói, cho việc
làm, cho con người không bị rẻ rúng.
Nếu toàn bộ Hội Thánh cũng như dòng tu Bảo Thọ này đồng ý theo lời
Bần Đạo thì quyền pháp sẽ trả lại cho, mọi việc trở nên bình yên, đường thông công
được nối. Bằng không, nguyện lực cá nhân tu sĩ nào giữ
đúng hồng thệ thì đi thẳng, có người Bần Đạo
cho đến dìu dắt.
Còn tu sĩ nào muốn tạm ngừng [một] thời gian, [sau] năm mười năm sẽ sám hối cầu đạo. Bần Đạo cho phép rút lời thề. Mà cấm từ đây trở đến ngày sám hối
cầu đạo
không phạm mười lời
răn ([32]) và năm giới, ba quy đã ấn định.
Vị nào muốn trở về với thế đạo, nhờ Hội Thánh và toàn thể nhân
sinh cầu xin chư Thần Thánh tha tội. Tịnh
đường làm lễ xả giới
và trước buộc giữ kín bí quyết. Nếu lậu
Thiên cơ phải chịu Thiên khiển lôi tru,([33]) vĩnh kiếp A Tỳ.([34]) Đừng trách sao không dặn trước.
Về Phước Huệ Đàn, tu sĩ đã phạm lời
răn, trái hồng thệ, phạm giới tu thì nên ăn năn sám hối
để toàn bộ khỏi bị khảo lây. Tu sĩ
nào trái quyền pháp, nên giũ danh,([35]) đừng
để mang tiếng trong dòng tu.
Vậy báo tin cho các hiền đồ hay công việc Phước Huệ
Đàn. Nếu dòng tu Bảo Thọ được đứng vững
trên địa hạt giải thoát thì Phước Huệ Đàn vẫn giữ nguyên, chờ một ngày quyền
pháp trọn vẹn sẽ mở đường tận độ.
(. . .)
Hôm nay, Bần Đạo chỉ đến ban ơn, nhắc lại việc tu
hành. Chư hiền đồ nhớ đừng trái hồng thệ là điều Bần Đạo vui mừng nguyện
độ.
Có một điều, chư hiền đồ đặt đức tin thì mọi việc bình
yên. Có đức tin thì quyền pháp linh nghiệm.
Mọi việc gần đây bị thay đổi, nhưng dầu người hay Trời phải thay đổi mà lòng tu
của tu sĩ vẫn được thanh tịnh. Ở cảnh
ngộ nào, lòng tu sĩ vẫn vô ngại. Tu là trước vạn sự đều đặt [đức tin] vào đó làm trụ cột thì được vững
chắc.
(. .
.)
Mọi việc của Hội Thánh phải có một phần thay đổi. Dù
sao,([36]) các
hiền tin ở Bần Đạo. Dù sao, cũng yên tâm. Chi chi cũng có Thầy trong đó. Phải
vui nghe thánh
ý trong lúc khảo thí này. Nói chung, có tu là sung sướng hơn cả. Mà tu được trong hồi khảo thí lại đón nhiều huyền cơ.([37])
Vậy các hiền tu sẽ thành công trong sứ mạng và tiếp [tục] sứ mạng ngày mai. Nếu ngày này các
hiền không tu được thì ngày mai các hiền cũng không ra gì và mọi việc có ra gì.
(. . .) Nếu chân tu và đạo đức thì cùng với chân tu và đạo đức làm bạn
thân yêu vậy. Bạn ấy
là Thần Thánh. Mong các hiền làm Thần Thánh. Mà làm Thần Thánh, đừng chấp kẻ phàm phu. Đã chấp kẻ
phàm phu, làm sao làm được Thần Thánh. Nên người Thần Thánh chỉ chấp điều của
Thần Thánh mà thôi.
Vậy đồng ý cho Bùi Thị Ngàn về, gọi là Thanh Phong Thần Nữ.
Bần Đạo ban ơn và xin hứa dìu dắt. Bần Đạo thăng.
([4]) cứu chuộc (cứu thục 救贖: redeeming, redemption): Cứu 救 là cứu nguy, cứu thoát (rescuing, saving). Chuộc (từ thuần
Việt, chữ Nho là thục 贖) nghĩa là đem một
món gì ra đánh đổi một hình phạt (lấy công chuộc tội; chữ Nho là
tương công thục tội 將功 贖罪: redeeming
one’s crime[s] by meritorious acts). Trong Nhị Kỳ Phổ Độ, cơ cứu chuộc mở
ra khi Đức Giê-su hy sinh trên thập giá, lấy mạng sống của Người làm giá chuộc
(thục giá 贖價: ransom)
cho tội lỗi chúng sinh (xem Mát-thêu 20:28 và Mác-cô 10:45). Trong Tam Kỳ Phổ Độ,
cơ cứu chuộc mở ra khi Đức Chí Tôn (Thầy) rời Bạch Ngọc Kinh xuống trần mở đạo
Cao Đài với đại nguyện trước Công Đồng Tam Giáo rằng lập Đạo không thành thì Thầy
không trở về ngôi vị cũ. Cứu chuộc và giá chuộc là thuật ngữ đạo
Chúa. (Huệ Khải, Sơ Khảo Thuật Ngữ Đạo Chúa Trong Đạo Cao Đài. Hà Nội:
Nxb Hồng Đức, 2018, tr. 20-29, 37-41.)
([5]) ma đời (thế ma 世魔: earthly
hindrances to self-cultivators):
Những chướng ngại trên đời cản trở người tu.
([7]) oan khiên 冤牽 (predestined
hostility or debts): Tiền khiên 前牽, những nợ nần, thù oán từ kiếp trước.
([8]) nghiệp chướng 業障 (karmic obstacle): Chướng ngại,
trở ngại phải nhận lãnh do trước kia tạo ra nghiệp xấu. Điển tích: Cūlapanthaka
(Chu Lợi Bàn Đà Ca 周利盤陀迦 hay Chu Lợi Bàn Tha Kiết 朱臘般他嘎) là một đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Trước khi đắc quả A La Hán, ông đần
độn đến nỗi học bốn tháng vẫn không thuộc một bài kệ ngắn. Chướng ngại này khiến
ông tu hành kém cỏi. Nguyên do, trong tiền kiếp ông rất thông minh, nhưng đã tạo
nghiệp xấu khi chế nhạo một thầy tu kém trí nhớ.
([11]) giao ước 交約 (testament,
covenant, contract, agreement): Những quy định (cam kết) về quyền lợi và
trách nhiệm giữa hai bên để hai bên căn cứ theo đó thực hiện. Giao ước cũng là minh ước 盟約 (an oath between two parties), lời thề giữa hai
bên. Đối chiếu: 1/ Kinh Thánh gồm hai phần là Cựu Ước 舊約 (the Old
Testament) và Tân Ước 新約 (the New Testament). a/ Cựu Ước là giao ước thời Nhất
Kỳ Phổ Độ, khi Đức Thượng Đế chọn một người dân du mục chín mươi
chín tuổi, đặt tên ông là Áp-ra-ham (Abraham), cho ông làm cha của nhiều
dân tộc (the father of many nations), và dạy ông: Ta sẽ lập giao ước
của Ta giữa Ta với ngươi và với dòng dõi ngươi sau này, từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Đây sẽ là giao ước vĩnh cửu, do đó Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của
dòng dõi ngươi sau này. (. . .) Phần ngươi, hãy giữ giao ước của Ta, ngươi và
dòng dõi ngươi sau này, từ thế hệ này qua thế hệ khác. (Sáng Thế 17:7,9) – I
will establish my covenant as an everlasting covenant between Me and you and
your descendants after you for the generations to come, to be your God and the
God of your descendants after you. (. . .) As for you, you must keep my
covenant, you and your descendants after you for the generations to come. Đến
thời Mô-sê (Moses) làm trung gian giữa Trời và người, ông lập lại giao ước này
khi lấy máu con vật hiến tế rảy lên dân chúng và nói: Đây là máu giao ước Đức
Chúa đã lập với anh em . . . (Xuất Hành 24:8) – This is the blood of the
covenant that the Lord has made with you . . . b/ Tân Ước là giao ước thời Nhị
Kỳ Phổ Độ, giữa Đức Thượng Đế và con người qua trung gian Chúa
Giê-su Ki-tô. Giao ước được lập khi Chúa cầm chén trong buổi Tiệc Ly và bảo các
tông đồ: Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu giao ước,
đổ ra cho muôn người được tha tội. (Mát-thêu 26:27-28) – Drink from it,
all of you. This is my blood of the covenant, which is poured out for many for
the forgiveness of sins. 2/ Sang Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế
lập giao ước cứu độ con người khi đại nguyện trước Công Đồng Tam Giáo rằng nếu
cứu độ Lần Ba không thành, Thầy nguyện không trở
về ngôi vị cũ. (Đại Thừa Chơn
Giáo, 1936, bài Chỉ Ý Thuyết Minh)
([15]) nguyện lực 願力 (vow power):
Sức mạnh của lời thề nguyền. Người tu nhờ lập nguyện, phát nguyện mà thành đạo.
Người xưa nói: Vô nguyện bất thành Phật dữ Tiên; Phật Tiên vô nguyện bất điều
hiền. 無愿不成佛與仙; 佛仙無愿不調賢. (Người không lập nguyện chẳng thành
Phật Tiên; Phật Tiên chẳng độ người không lập nguyện.) Sinh thời, tiền khai Ngô
Minh Chiêu có dịch bốn lời đại nguyện của các bậc cổ đức thành lục bát như sau:
Một là sanh chúng hằng hà / Dốc lòng cứu vớt, lòng ta thề nguyền /
Hai là phiền não nối chuyền / Thề nguyền đoạn tuyệt như thuyền ra khơi /
Ba là chí học chiều mơi / Phép mầu sâu nhiệm, thảnh thơi có ngày /
Bốn là Phật Đạo công dày / Nguyện thành chánh quả kíp tày chí ta.
(Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ/ Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn/ Pháp môn
vô lượng, thệ nguyện học/ Phật Đạo vô thượng, thệ nguyện thành. 眾生無邊誓願度 / 煩惱無盡誓願斷 / 法門無量誓願學 / 佛道無上誓願成.)
([18]) xả thân cầu đạo 捨身求道 (abandoning
one’s body in searching for the dao, i.e., dharma): Bỏ mình cầu đạo; quên cả
bản thân để cầu học pháp môn.
([19]) thiên đạo 天道 (the
heavenly way): Con đường nội tu tịnh luyện (the way of inner
self-cultivation) để giải thoát, cũng gọi thiên đạo đại thừa, thiên đạo
giải thoát.
([20]) Câu này ý nói: Để được thành đạo, người tu phải chấp nhận
những khảo thí rất dữ dằn, có thể mất mạng sống mà không sợ. – Thánh vức, Thánh vực 聖域 (the Holy
realm): Cõi Thánh.
([21]) Thuận cảnh rất dễ khiến người tu thất bại nên gọi là khảo thuận.
Thí dụ, công danh thăng tiến mau lẹ, tài lộc dồi dào dễ dàng, v.v… Chúng làm
người tu mất cảnh giác, sập bẫy và say đắm mùi đời bả tục. Dân gian nói: “Khảo
thuận mới dễ dở dang anh hùng.”
([23]) vô lượng pháp môn 無量法門 (infinite dharma methods): Vô số pháp môn, cùng nghĩa bát vạn tứ thiên pháp môn 八萬四千 法門
(tám vạn bốn ngàn pháp môn).
([24]) Hai vị đại Thiên ân này là: a/ Thượng Giáo Sư Trần Nguyên
Chí sinh năm 1914, quy thiên đêm Giáng Sinh (Thứ Ba 24-12-1957, tức 04-11 Đinh
Dậu). Ngài đắc quả Trung Đẳng Huyền Cơ Chưởng Pháp Hộ Đạo Thiên Quân 中等玄機掌法護道天君,
hay Bảo Nguơn Khai Huyền Cơ Tuyển
Tiên 保元開玄機選仙, cũng là Bảo
Nguơn Chơn Tiên 保元真仙. b/ Thái
Giáo Sư Nguyễn Đán (Nguyễn Như Sơ) sinh năm 1905, quy thiên ngày Thứ Tư
26-02-1958 (09-01 Mậu Tuất). Ngài đắc quả Nhất Phẩm Nhị Thừa Hoan Hỷ Chơn
Quân 一品二乘歡喜真君.
([26]) tôn quyền trọng pháp (respecting the dharma
power): Tôn trọng quyền pháp (tôn trọng pháp quyền 尊重法權).
([27]) bạn bè với khôn ngoan lý trí: Nghĩa là tin tưởng vào óc khôn
ngoan theo lý trí thế gian. Trong Thư 1 Cô-rin-tô (3:18-19), Thánh tông
đồ Phao-lô cảnh báo: Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo
thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật. Vì sự khôn
ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa. – If any of you think you are
wise by the standards of this age, you should become fools so that you may
become wise. For the wisdom of this world is foolishness in God’s sight.
([28]) đi đứng ngồi nằm (hành trụ tọa ngọa 行住坐臥: walking, standing, sitting, lying): Là bốn oai nghi 四威儀 (four respect-inspiring forms
of demeanour) của người tu sĩ.
([30]) vô lậu 無漏 (immortal, exempt from death): Lậu là rò rỉ (lậu
tiết 漏泄: leaking), ám chỉ phiền não 煩惱 (distress).
Vì phiền não mà quẩn quanh trong vòng luân hồi sống chết, đó là hữu lậu 有漏 (mortal,
subject to death). Không phiền não và thoát khỏi vòng luân hồi sống chết,
đó là vô lậu. Vô lậu còn có nghĩa là thuần khiết (pure), không
ham muốn (passionless).
([32]) mười lời răn (thập thanh điều 十清條: ten
purity clauses): Đức Ngô Minh Chiêu dạy môn sanh tu theo pháp môn Ngài truyền
phải giữ mười điều như sau: Một khuyên giảm khẩu bớ con / Hai khuyên chánh kỷ
cho tròn hóa nhơn / Ba khuyên giảm tánh giận hờn / Bốn khuyên giữ lễ chớ lờn
oai Tiên / Năm khuyên kính mến người hiền / Bảy khuyên học chữ từ bi / Tám
khuyên hành đạo kịp kỳ Long Hoa / Chín khuyên suy xét gần xa / Mười khuyên lập
nết ôn hòa độ dân.