PHỤ ĐÍNH 1: Huỳnh Đạo, Hoàng Đạo
Đức Liễu Tâm Chơn Nhơn
thế danh Huỳnh Ngọc Trác (1898-1945). Phương danh này gợi nhớ một câu trong Lễ Ký 禮記 (thiên Học Ký 學記, câu 2): Ngọc bất trác, bất thành khí. 玉不琢, 不成器. (Ngọc không cắt gọt thì
không thành vật dùng được: The jade uncut
will not form a useful thing.) Người Việt diễn thành ca dao: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài / Cũng thành
vô dụng, cũng hoài ngọc đi. (Hoài là uổng phí.)
Trong nhiều bài tứ
tuyệt quán thủ xưng danh, Đức Chơn Nhơn hay dùng hai chữ Ngọc Trác với nghĩa là sự cắt gọt, mài giũa viên ngọc, và nghĩa
bóng là trau luyện cái tâm.
1. Đức Chơn
Nhơn thường giáng cơ, xưng thế danh là Huỳnh Ngọc Trác. Huỳnh 黄 là họ dùng ở Trung và
HUỲNH Đạo Lần Ba phục Ngũ Chi
NGỌC lành vô giá, vật trân kỳ
TRÁC tâm phàm thể thành tâm Phật
Giáng giáng thăng thăng dễ mấy khi.
Ở đây Huỳnh Đạo 黄道 nên hiểu là Đạo vàng, tức là Đạo quý báu (precious Dao). Huỳnh (hoàng 黄) là màu vàng (yellow). Năm sắc ứng với năm phương thì
màu vàng đặt ở trung tâm, được xem là quý nhất. Thời xưa áo vua màu vàng (hoàng bào 黄袍), các sắc 勅
hay chiếu 詔 do vua ban ra đều viết
trên tấm lụa màu vàng hay tờ giấy màu vàng.
Màu vàng còn được xem
là màu của kim loại vàng (金 gold), nên kim
loại vàng còn gọi là hoàng kim 黃金. Chẳng hạn, ngạn ngữ xưa
nói: Di tử hoàng kim mãn doanh, bất như nhất kinh. 黃金滿嬴不如教子一經. (Để lại cho con vàng đầy rương không bằng một quyển sách
quý.) Trong năm thứ kim loại (ngũ kim 五金) thì vàng quý nhất; bốn
thứ còn lại là bạc, đồng, sắt và thiếc (hoặc chì). Do đó, nếu thánh giáo nói Đạo vàng thì vẫn hiểu là Đạo quý báu. Chẳng
hạn, tại thánh thất Kim Quang Minh Đài, ngày 15-01 Bính Thân (Chủ Nhật
26-02-1956), Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy:
Đạo vàng tế độ năm châu
Làm cho thế giới hoàn cầu an vui.
2. Khi dạy bài
thánh giáo trên đây (ngày 26-8-1960), thay vì dùng họ Huỳnh như thông lệ, Đức
Chơn Nhơn dùng họ Hoàng lúc xưng danh: HOÀNG Đạo Lần
Ba mở độ đời.
Hoàng 皇 (great, grand) là to tát, đồng nghĩa đại 大. Hoàng Đạo 皇道 (the
HUỆ KHẢI chú thích - LÊ ANH MINH hiệu đính