Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

14. LẬP PHÁP ĐỘ MÌNH CỨU NGƯỜI TRÊN NỀN THANH TỊNH / Tìm Hiểu Thánh Truyền Trung Hưng - Năm Canh Tý (1960)

 

14. LP PHÁP Đ MÌNH CU NGƯI TRÊN NN THANH TNH
Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng)

ngày 30-6 Canh Tý (Thứ Bảy 23-7-1960)

THI

CAO thấp cân đo chớ tưởng lầm

ĐÀI tiền Thầy ngự luống thương tâm

TIÊN phàm ai thấu phân cho được

ÔNG nguyện dìu đưa kẻ quyết tầm.

Chào mừng các con.

Giờ này Thầy đến mở đường tận độ ([1]) cho các con một năm thành công, mà cũng cho biết một năm đầy gian khổ.

Con đường mà Thầy định đưa bước các con hôm nay là con đường thanh tịnh.([2]) Đường ấy tuy không nguy hiểm khó khăn mà ít người để chân nên nẻo về âm u. Nếu lòng chưa thanh tịnh cũng gặp nhiều chướng ngại.

Hôm nay Hội Thánh các con lâm vào một thời chống trái.([3]) Thời này cả một sự gay cấn, ngọc đá chưa phân. Nếu không phải con mắt nhà nghề thì dầu cho nó là của quý Biện Hòa ([4]) cũng khó mong khỏi tội khi người. Nên Thầy muốn cho các con từ nay trở đi lập pháp độ mình cứu người trên nền thanh tịnh.([5]) Hằng ngày soi rọi vào lòng mình, cố nguyện làm Tiên phụng sự cho Thầy, muốn cho được cái tâm thanh tịnh.([6])

Tâm đã hàm súc ([7]) Tiên cơ, khí đủ thần đầy, tinh huyết sung mãn thì tự khắc thấy được máy dinh hư tán tụ,([8]) làm cho bình định ([9]) nhân hoàn.([10])

Vì phương thuốc cu đời là một khối tinh thần trọn vẹn, nào phải ở tài ba lý trí mà ổn định được sóng gió trên mặt đời. Nếu không suốt tận Thiên cơ thì đâu d gì làm cho lòng người thỏa mãn. Nên Thầy mới cho các con một pháp môn tận độ kỳ trung hưng là về phần hành đạo, tịnh luyện.

Lấy Cu T ([11]) để khai trị ([12]) nhân tâm, vận hóa ([13]) theo độ số ([14]) của đất trời, thì được độ mình mà đem người về một. Nên Thầy muốn ban cho con những yếu khuyết ([15]) tối cần để con sớm được ngày chứng ngộ, cũng là sự vui mừng cho Giáo Hội.

Ngặt vì con còn chạy theo thế sự hơn thua, lòng không thanh tịnh. Lòng con không thanh tịnh thì dù Thầy có thương muôn vạn lần hơn cũng không sao nói được cho con cảm thông cơ mầu nhiệm đất trời. Ít ra con phải có vốn liếng được ít nhiều về thuộc linh,([16]) thánh trí mới nghe thấu lời bí nhiệm.

Lời bí nhiệm đâu phải giấu kín ở một nơi nào, mà lúc nào cũng vang vọng trong không gian. Vì con thiếu lòng thanh tịnh mà nghe không được. Bao nhiêu lời trong thánh ngôn cũng như sự việc xảy ra mỗi ngày, mà có đứa nào biết đó là cơ mầu nhiệm đưa đến.

Vậy Thầy muốn con nghe cho hiểu được lời Thầy, ngó cho rõ lẽ hư nên của cơ Tạo Hóa. Muốn thế, phải đâu Thầy không dạy bày nhắc nhở. Vì con chưa đủ sức nghe hiểu ý Thầy.

Thầy cũng thường hiện bao lthật ở trước các con mà các con chưa hề thấy được là vì mt các con yếu thần, tai con thiếu tuệ. Thầy muốn con cảm thông và hăng hái những việc Thầy bày và được gần gũi bên Thầy. Vì các con vô minh mà chẳng thấy Thầy, không nghe Thầy, và các con loay hoay tìm kiếm chi mãi trong vòng thị phi náo nhiệt.

Vậy tóm lại, muốn cứu đời, độ mình là trước phải làm chủ cái lòng mình. Lòng không lung lay phóng tán thì hạo khí ([17]) của trời đất đến nhóm tụ nơi lòng mình. Lòng nương theo hạo khí mà sống, hòa nhịp với Thiên lý, vạn hữu ([18]) chúng sinh. Cốt làm sao cho lòng thanh tịnh.

Thân đứng trước bao thử thách cám dỗ, bao khiêu khích đe dọa, bao nguy kịch khó khăn cũng không lay động lòng mình, thì lòng ấy đã được làm thầy của vạn hữu, làm chủ sự biến hóa mất còn. Được vậy thì mới sửa cái hư, chữa cái tệ,([19]) khiến k dữ làm lành, trừ các họa hại, gây cho nhân tâm một tinh thần bình đẳng, vô ngã.

Nếu không thanh tịnh thì làm sao nếm được các vị chất tính dược như Thần Nông,([20]) khai được bát quái, m được Cửu Trù như Phục Hy,([21]) Đại Vũ.([22])

Vận được khí nơi trong thì cũng vận được khí nơi ngoài. Khai được cửu khiếu ([23]) người thì Cửu Trù cũng không phải khó gì.

Từ xưa đến nay, các sự nghiệp lợi ích cho đời còn để lại những người đắc đạo, nào phải kẻ học nhiều mà không làm chủ được tâm. Vậy các con sau khi sứ mạng đã bị truất rồi, thì sự việc các con có làm khó nhọc đến đâu cũng không đem lại kết quả. Là vì sứ mạng không còn, cũng như có xác không hồn, có gì giá trị. Nên sự xa cách với Thầy khiến việc làm của các con tr nên khó nhọc.

Bây giờ Thầy muốn độ các con. Chờ một ngày các con thành công Thầy sẽ trao lại quyền pháp để đương vi,([24]) tiếp tục sứ mạng. Vì hiện nay, các con còn ở trong thời Khuê,([25]) mọi việc chưa hin, mọi người lòng còn cách bức. Chờ đông chí sẽ quyết định.([26]) Bây giờ Thầy để tự lòng các con chọn lấy một con đường tu.

Vhành đạo thì cứ theo quy trình quyền pháp đã định và tùy theo địa phương, trình độ mà giáo hóa, không thêm bớt gì khác.

Các con đây cũng vậy. Thầy không muốn để giữa các con nghi k nhau làm trở ngại cho nhơn sanh, nên Thầy cũng thể lòng chung mà mong các con xúm nhau xây dựng, chớ không được cầu hỏi riêng rẽ mà phạm đến quyền pháp ccông.

Chỉ riêng cho những con nào muốn tu giải thoát được cầu lấy cái đạo thanh tịnh thì có sớ; quần Tiên, chư Tổ đến chỉ điểm cho. Nhưng cũng lắm dặt dè để tránh cơ khảo thí.

Việc xây dựng tịnh đường là một việc quan yếu,([27]) cần được sự giúp đỡ nhiều của toàn đạo. Nhưng trong thời Khuêphải lo chuẩn bị mọi mặt về nội dung quy ước.

Nếu đã được mọi bề thế, đủ tư cách, sẽ cho một tông đạo trung hưng, phương tu chia năm đẳng, pháp đạo chín tầng. Mở rộng phạm vi, bất cứ hạng nào tu cũng được, miễn là trường trai tuyệt dục, nguyện đi thẳng, thì cứ lần lượt trên nấc thang năm bậc mà tiến.

Bây giờ nói lại, ngày sám hối của chư Thiên ân trong Giáo Hội Truyn Giáo đã được Thầy đồng ý xá giảm tội tình. Song dầu bao lần lầm lỗi cũng phải giữ được tâm nguyện thì khỏi phạm Thiên điều. Dầu kẻ kia được xả giới cũng không phép bội nghịch quyền pháp và lộ Thiên cơ, bí tích. Muốn được độ, có ngày cầu xin.

Vviệc tu hành, nói phần thế đạo còn khó khăn thay, huống gì thiên đạo. Người tu thiên đạo không phải đại căn đại kiếp thì làm sao thắng nổi ma dục. Nên không ép buộc ai mà ch khuyên người, nếu kẻ đó giác ngộ thành tâm.

Phát tâm rồi cũng có thể sa ngã. Sa ngã là việc thường, đừng lấy làm lạ. Những người sa ngã mà biết đâu một phen giác ngộ tu mau. Miễn sao kẻ phạm giới mà hối cải kịp và biết ăn năn chuộc li, cuối cùng ngày chung quy cũng còn ở trong thiên đạo là được độ.

Bây giờ lập xong bộ ([28]) tịnh đường dâng lên, nếu được Tam Thanh ([29]) chấp chuẩn thì Thầy sẽ ban cho thành lập một tông đạo không phải thống thuộc ([30]) một chi nào. tông đạo này chia làm hai phần: Một xiển minh ([31]) giáo pháp sáng lập trên nền tảng Tứ Giáo đồng nguyên.([32]) Phần này cần được một chương Tâm Pháp Tận Độ. Nếu con không đủ tư cách lãnh lấy tông đạo này thì thống thuộc ở Chiếu Minh mà tu. Song Chiếu Minh tu theo phương pháp giải thoát tại gia, không dung hòa được các phần yếu khuyết của các giáo.([33]) [Hai . . . ]([34])

Nay Thầy đến đây chnh cơ lp pháp, ban s mng trung hưng.

Vcông truyền, Thầy duy nhất nội bộ ([35]) và kết hợp các pháp môn kim cổ Tứ Giáo.

V tâm truyền thì tng chi ([36]) phương môn tận độ [gồm]:

- Ban pháp phục sinh.

- Ban pháp khai thế, tạo thế.

- Ban pháp bí tích.

Nghĩa là tâm truyền tông đạo Trung Hưng [gồm]:

- Một là tu hẳn về Thầy.

- Hai là tu cầu chứng ngộ cứu đời.

- Ba là tu học các bí tích làm đầu họ và làm giáo sĩ.

- Bốn là tu cầu quyền pháp sng trong cơ tái tạo ([37]) tại thế.

Các con có hiểu? Nói lại nghe.

Vậy thìtâm truyền gồm năm bậc để xây dựng một Tòa Thánh quyền pháp ngày mai. Ngày mai không còn nhiều chi nhiều phái như bây giờ mà ch có một Giáo Hội duy nhất chia làm hai đường: Một là công truyền; hai là tâm truyền. Tuy chia phân ra làm hai chớ kỳ trung ([38]) là một. Tâm truyền làm cơ chỉ,([39]) nòng cốt ([40]) cho Giáo Hội. Công truyền làm môi giới ([41]) trợ Đạo. Vì vậy, không qua thiên đạo không thể chấp hành quyền pháp của Giáo Hội. Vì vậy, người chức sắc nào cũng tu tịnh đường [thọ pháp], giáo sĩ cũng tu [thọ pháp]. Chứ người giáo sĩ mà không đạt tâm pháp thì làm sao thông suốt lẽ đời.

Thầy ban ơn các con. Ngày nào con lập xong bộ tịnh đường và quy chế nhà tu sẽ cầu Ngô Đi Tiên dạy cho mà biết.

Phước Huệ Đàn hoặc dời đi hoặc chia đôi chỗ làm hai đàn. Nghĩa là Phước Đàn hay Huệ Đàn. Đến đó sẽ dạy.

Hiện nay các con cần tu, cần để lòng cầu nguyện cho nội bộ lành mạnh, quyền pháp khỏi suy, chức sắc được công bình tỏ sáng, giảm cơ khảo thí. Cơ khảo thí không nên cho nó hoành hành nữa, là giữa các con đừng nghi kỵ, bàn tán nhau. Dù ai có nói này nói nọ, nhịn nhục mà tu, để rồi ngày mai s thấy.

Công việc trong nội bộ lần hồi cũng nhờ tu mà chuộc được sứ mạng. Sứ mạng sẽ trở về với các con, thì các con mới sống trọn cùng Thầy. Các con có sứ mạng mới khỏi bị khi dể.

Các con vì vi phạm hồng ân mà mất sứ mạng. Thầy không tiếc sứ mạng đã cho các con. Vì các con chống nghịch quyền pháp mà các con tự bỏ sứ mạng.

Vậy, các con có quyền pháp là có sứ mạng. Các con nếu ráng một lúc nữa thì danh nghĩa của các con cũng như của Đạo được tươi tắn. Vì giờ hỗn loạn đến rồi, nếu quyền pháp không có, làm sao che chở cho nhơn sanh. Nếu các con không cố gắng thì Thầy cũng phải lấy lại mà trao cho chi phái khác. Vậy, con cố gắng hai năm nữa sẽ biết.

Thầy vẫn nới thời gian cho các con sửa cải. Thầy biết các con phải bị một lần khổ đau, một lần tủi nhục mới mạnh mẽ. Thầy sẽ cho các con đến đó. Thầy ban ơn.

[Một chức sắc bạch: Kính bạch Thầy, chúng con cúi cầu ơn Thầy ban pháp cho chúng con được tu lại, hầu cho chúng con được phục sinh thân tâm lành mạnh, được đẹp lòng Thầy.]

Pháp tu là pháp bí mật, phải ở trong bí mật. Vì vậy chỉ truyền cũng ở chỗ bí mật.

Vì cơ khảo thí, nếu truyền cho con nầy, còn con khác chưa được truyền thì nó tưởng là cơ khảo thí. Vậy buộc việc làm đã bí mật phải cho bí mật. Cũng là chờ ngày giờ Đức Ngô sẽ dạy.

Việc tu thì chỉ bốn thời công phu. Nếu làm được một, hai, ba hay được bốn. Tập lần sẽ hứa với Người. Người sẽ chỉ dẫn. Nghĩa là các con phải chờ một đàn cơ bí mật. Mà từ đây luôn luôn ở trong sự bí mật. Lòng người đã Khuê thì việc làm cũng Khuê.

Thầy ban ơn các con.



([1]) tận độ (saving all): Cứu độ hết tất cả.

([2]) thanh tịnh 清淨 (purified and tranquil): Không phiền não (tham dục, mê lầm), không ô nhiễm, không chấp trước, không dính mắc vào bất cứ điều gì.

([3]) chống trái (severe contradiction): Kình chống, trái nghịch nhau.

([4]) Biện Hòa: Xem Phụ Đính 1 cuối bài thánh giáo này.

([5]) Mượn các chữ in đậm tạm đặt nhan đề cho bài thánh giáo này.

([6]) tâm thanh tịnh (thanh tịnh tâm 清淨心: purified and tranquil mind): Tâm xa lìa phiền não (tham dục, mê lầm), ô nhiễm; tâm không chấp trước, không dính mắc vào bất cứ điều gì.

([7]) hàm súc 涵蓄 (containing, holding): Chứa đựng.

([8]) dinh hư 盈虛 (full and not full): Đầy vơi. – tán tụ 散聚 (scattering and congregating): Tan ra và hợp lại. – máy dinh hư tán tụ (Tạo Hóa chi cơ 造化之機: the mechanism of nature, the mechanism of yin-yang): Máy Tạo, máy âm dương, sự vận hành của trời đất.

([9]) bình định 平定 (pacifyng): Làm cho an ổn, hết rối loạn.

([10]) nhân hoàn 人寰 (the world): Cõi trần, cõi người ta.

([11]) Cửu Trù: Xem Phụ Đính 2 cuối bài thánh giáo này.

([12]) khai trị: Khai hóa 開化 (khai sáng: enlightening) và chữa trị (trị : curing).

([13]) vận hóa 運化: Vận hành biến hóa 運行變化 (operating and transforming).

([14]) độ số 度数: Tiêu chuẩn 標準 (standard, norm); quy tắc 規則 (rules and regulations).

([15]) yếu khuyết (yếu quyết 要訣: the secret of success): Bí quyết quan trọng để thành công.

([16]) thuộc linh: Xem Phụ Đính 3 cuối bài thánh giáo này.

([17]) hạo nhiên 浩然 (vast, expansive, overwhelming): Rộng lớn, bao la, mênh mông bát ngát, trùm khắp.hạo khí 浩氣: Nói tắt của hạo nhiên chi khí 浩然之氣, tức là khí hạo nhiên. Khí rất rộng lớn, rất mạnh mẽ (chí đại chí cương 至大至剛: exceedingly great, exceedingly strong), bao trùm khắp cả trời đất (tắc ư thiên địa chi gian 塞於天地之間: filling up all between heaven and earth).

([18]) vạn hữu 萬有 (all living beings): Vạn vật 萬物, muôn vật.

([19]) tệ (harm, detriment): Ðiều xấu, có hại.

([20]) Thần Nông 神農 (Shennong; literally, Wondrous Peasant”, often known as Peasant God”): Nhân vật thời thượng cổ trong huyền sử Trung Hoa, dạy dân nghề nông (giáo nhân nông canh 教人農耕: teaching people agriculture), đích thân nếm các loại cây cỏ (thân thường bách thảo 親嘗百草: tasting all kinds of flora on his own); được người Hoa xem là ông tổ nông nghiệp và y dược (nông nghiệp, y dược do tha khai thủy 農業, 醫藥由他開始: agriculture and medicine started by him).

([21]) Phục Hy 伏羲 (Fuxi): Nhân vật thời thượng cổ trong huyền sử Trung Hoa, vẽ bát quái cho Kinh Dịch (tác Dịch bát quái 作易八卦: drawing the eight trigrams of the Book of Change); tạo chữ viết (tạo thư khế 造書契: inventing Chinese characters); dạy dân săn bắn, đánh cá, chăn nuôi (giáo dân điền, ngư, súc mục 教民佃, , 畜牧: teaching people hunting, fishing, domestication).

([22]) Đại Vũ  (Da Yu): Là con ông Cổn , nhận lệnh vua Thuấn trị thủy 治水 (controlling floods) mười ba năm, từng đi ngang nhà ba lần mà không ghé vào. Trị thủy thành công, được vua Thuấn nhà Ngu (nên cũng gọi Ngu Thuấn 虞舜) truyền ngôi, ông Vũ sáng lập nhà Hạ (nên cũng gọi Hạ Vũ 夏禹). Trong lúc trị thủy ở sông Lạc , ông Vũ bắt được một con rùa mà trên mai (mu) tượng hình chín điểm, căn cứ theo đó ông lập thành Cửu Trù 九疇. Kinh Thư nói Trời ban cho ông Vũ Cửu Trù để làm chín nguyên lý trị nước an dân.

([23]) cửu khiếu 九竅 (nine cavities): Chín cái huyệt để luyện đạo trong thân thể hành giả.

([24]) đương vi 當為 (assuming, undertaking): Gánh vác, đảm đương.

([25]) thời Khuê: Thời kỳ chia lìa, đối đầu nhau. Xem chú thích (6) về quẻ Hỏa Trạch Khuê trong bài 13.

([26]) Đông chí ứng với quẻ Địa Lôi Phục; bấy giờ mọi việc bắt đầu trở lại tốt đẹp hơn trước. Xem bài 18 giảng về quẻ Phục.

([27]) quan yếu 關要 (important): Quan trọng 關重.

([28]) bộ, bạ 簿 (register): Sổ sách ghi chép.

([29]) Tam Thanh (the Three Pure Ones): Theo đạo Lão là ba cảnh (cõi: realms) mang tên Ngọc Thanh 玉清, Thượng Thanh 上清, Thái Thanh 太清. Giáo chủ Ngọc Thanh Cảnh là Nguyên Thủy Thiên Tôn 元始天尊. Giáo chủ Thượng Thanh Cảnh là Linh Bảo Thiên Tôn 靈寶天尊. Giáo chủ Thái Thanh Cảnh là Đạo Đức Thiên Tôn 道德天尊.

([30]) thống thuộc 統屬 (belonging to): Lệ thuộc 隸屬, phụ thuộc.

([31]) xiển minh 闡明 (elucidating, expounding): Làm cho sáng tỏ.

([32]) Tứ Giáo 四教 (the Four Teachings, i.e., Confucianism, Daoism, Buddhism, and Jesusism): Tam Giáo (Nho, Tiên, Phật) và đạo Chúa. – Tứ Giáo đồng nguyên 四教同源 (the Four Teachings coming from a common origin): Bốn đạo (Khổng, Lão, Phật, Chúa) đều phát sinh từ một nguồn cội chung là Đại Đạo, được hữu ngã hóa là Thượng Đế hay Thiên Chúa.

([33]) các giáo (chư giáo 諸教: various religions): Các tôn giáo, các đạo.

([34]) Có lẽ khi sao chép bị sót phần thứ hai của tông đạo.

([35]) duy nhất nội bộ 唯一內部: Làm cho nội bộ không còn chia rẽ.

([36]) tổng chi 總之 (in a word, in short, in brief): Nói gọn lại, nói tóm lại.

([37]) tái tạo 再造 (reconstruction; giving a new lease of life): Xây dựng lại; tạo nên cuộc sống mới, xây dựng đời thượng nguơn thánh đức.

([38]) kỳ trung 其中 (essentially): Tựu trung 就中, thực chất.

([39]) cơ chỉ 基趾 (basis, foundation): Nền móng, căn bản.

([40]) nòng cốt (hạch tâm 核心: core): Thành phần chủ yếu, hạt nhân.

([41]) môi giới 媒介 (intermediary): Trung gian.


HUỆ KHẢI chú thích - LÊ ANH MINH hiệu đính