PHỤ ĐÍNH: Thượng đức vô tranh
Thượng
đức vô tranh 上德無爭 (the most virtuous
person does not engage in competition) nghĩa là bậc đạo đức cao tột không
tranh giành, hơn thua với ai. Thanh Tĩnh Kinh, 清静經, chương 5, có câu: Thượng sĩ vô tranh, hạ sĩ hiếu tranh. 上士無爭, 下士好爭. (Bậc thượng sĩ không tranh giành, kẻ hạ sĩ ham tranh
giành.) Thượng đức và thượng sĩ nghĩa như nhau.
Điển tích 1: Phí Y 費禕 (quy thiên năm 253) tự là Văn Vĩ 文偉, nên cũng gọi Phí Văn Vĩ. Ông người quận Giang Hạ 江夏 (nay là vùng đông bắc Tín Dương 信陽, tỉnh Hà
Vào năm
765 đời Đường, tích Phí Y cỡi hạc lên tiên được Diêm Bá Lý 閻伯理 chép trong Hoàng Hạc
Lâu Ký 黃鶴樓記. Theo đó, ông
tiên Phí Y thường cỡi hạc vàng đến chơi trên một cái lầu ở phía tây huyện Vũ
Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu ấy vì thế nổi tiếng, gọi là lầu Hoàng Hạc. Vũ Xương
ngày nay thuộc Vũ Hán (địa danh kết hợp từ Vũ Xương, Hán Khẩu, và Hán Dương).
Thôi Hiệu
崔顥 (704-756) là danh sĩ đời Đường đến chơi lầu
Hoàng Hạc, cảm tác bài thơ thất ngôn bát cú nhan đề Hoàng Hạc Lâu 黃鶴樓 (Lầu
Hạc Vàng) nổi tiếng. Có lẽ bài thơ này được chép lại để treo tại lầu.
Truyền thuyết bảo Lý Bạch 李白 (701-762)
sau đó ghé chơi lầu Hạc Vàng, thấy cảnh đẹp cũng muốn làm thơ, nhưng rồi thôi,
chỉ lưu lại hai câu:
Nhãn
tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
眼 前 有 景 道 不 得
/ 崔 顥 題 詩 在 上 頭.
(Trước mắt có cảnh đẹp mà không tả được
Trên đầu
đã có Thôi Hiệu đề thơ rồi.)
Suy niệm: Chẳng phải Lý Bạch bị “khớp”
trước bài thơ của Thôi Hiệu nên không thể làm thơ. Thật ra, ngài không muốn
tranh tài với nhà thơ cùng thời với ngài. Nếu có thêm bài thơ của Lý Bạch, thì
bá tánh ắt lại rộn ràng nhiễu sự, lắm lời khen chê so sánh hai bậc thi tài.
Điển tích 2: Thất Chân Nhân Quả 七真因果, Hồi
Thứ 18, kể rằng Lưu Xứ Huyền 劉處玄 tu luyện ở núi Thái Sơn
ba năm, đắc thành chánh quả, xuất hồn lên thượng giới, dự yến Cung Diêu
Trì. Ông Lưu thấy phía sau Tây Vương Mẫu có vài mươi tiên nữ cực kỳ
xinh đẹp, bèn khởi vọng niệm; vì vậy, ông bị Tây Vương Mẫu quở, đuổi ngay
xuống trần.
Hồi Thứ 20 kể thêm rằng ông Lưu quyết lấy
sắc trị sắc (using sex to deal with sex),
nên giả làm khách phong lưu giàu có, lựa chỗ thanh lâu có gái đẹp hạng nhất ở
Hàng Châu, mướn phòng ăn ở lâu ngày trong đó. Ông kiên trì luyện tâm, dù các cô
cám dỗ thế nào cũng một lòng phẳng lặng.
Một bữa, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) vân du ngang qua, thấy nơi
chốn ăn chơi trụy lạc lại bốc lên luồng hồng quang điển của bậc chân tu đắc đạo
thì ngạc nhiên, bèn tìm tới, bước đại vô phòng ông Lưu, thấy các cô đang lột áo
ông ra đùa giỡn mà ông vẫn thản nhiên. Bấy giờ cần pha trà, ông Lưu bảo các cô
để bình nước lã lên bụng ông, rồi ông vận hỏa hầu, một lúc sau nước sôi sùng
sục. Ông lại bảo các cô nhồi bột, để lên bụng ông, một chốc thì bánh được nướng
chín nóng hổi. Thấy vậy, Bồ Đề Đạt Ma khen: “Cái phép của ông rất hay, tôi rồi
đây cũng học ông chơi!” Nói xong, liền chắp tay từ biệt.
Tác giả Thất Chân Nhân Quả bình luận: Đạt
Ma vốn xem thế giới này là không, muôn việc đều không để tâm. Bình sinh
chẳng muốn hơn người, ông có mười phần tu dưỡng, quảng đại từ bi. Nếu
gặp người ham vui háo thắng, thấy Lưu Xứ Huyền trổ một hai phép như vậy,
thì cũng trổ vài thuật tranh tài. (Lê Anh Minh dịch. Hà Nội: Nxb Tôn
Giáo, 2011, 2013, tr. 173.)
Tóm lại, bậc thượng đức (hay thượng sĩ 上士) vô tranh là người không ham muốn so
tài, nên cứ ung dung ngâm nga hai câu ca dao Việt
Ai
nhất thì tôi thứ nhì
Ai mà
hơn nữa, tôi thì thứ ba.
HUỆ KHẢI chú thích - LÊ ANH MINH hiệu đính