PHỤ ĐÍNH 1:
Tam Giáo đồng nguyên dưới
triều Trần
Vua Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258) tên thật là Trần Cảnh,
quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định sau này). Tác
phẩm có: Kiến Trung Thường Lễ, Quốc Triều
Thông Chế, Khóa Hư Lục, Thiền Tông Chỉ
Khi viết bài Tựa cho Thiền Tông Chỉ Nam,
vua ám chỉ rằng trách nhiệm độ đời của Phật hay Nho vẫn là một: Lục Tổ có nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời
trước không khác gì nhau.” Như thế đủ biết giáo lý của Đức Phật ta lại phải nhờ
Tiên Thánh mà truyền lại cho đời.
Trong bài Phổ
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, vua viết: Vị
minh nhân vọng phân Tam Giáo / Liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm. 未明人妄分三教 / 了得底同悟一心.(Chưa ngộ, người lầm phân Tam Giáo / Rõ
gốc rồi cùng ngộ một tâm.)
Trong bài Tọa Thiền
Luận, vua nêu rõ sự tương đồng của Tam Giáo về pháp môn tu luyện như sau: Thích Ca Văn Phật vào núi Tuyết Sơn [Himalayas: Hy Mã Lạp Sơn], ngồi ngay ngắn trong sáu năm, chim bồ các [chim
thước hay chim khách (?)] làm tổ trên đầu,
cỏ mọc xuyên qua bắp vế mà thân tâm vẫn bình thản. Tử Kỳ [Đạo Gia, tức Nam
Quách Tử Kỳ trong
Trang Tử Nam Hoa Kinh] ngồi tựa ghế, thân
như cây khô, lòng như tro nguội. Nhan Hồi [Nho Gia] ngồi quên, chân tay rời rã, thông minh dẹp bỏ, lìa xa cả trí cả ngu để
hòa chung với Đạo lớn. Ba bậc thánh hiền của Tam Giáo đời xưa đó đều nhờ ngồi định
mà có thành tựu.
Trong bài Giới Sát
Sinh Văn, vua nêu lên chỗ tương đồng của Tam Giáo về mặt hành thiện: Sách Nho dạy làm điều nhân đức, kinh Lão dạy
thương yêu người và vật, Phật chủ trương hãy giữ gìn giới cấm sát sinh… ([1])