Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng)
ngày 28-5 Canh Tý (Thứ Ba 21-6-1960)
THI
NGÔ tâm ([1]) nguyện thẳng đến Tiên Bồng ([2])
ĐẠI nghiệp ([3]) mới còn có thể trông
TIÊN Phật hỏi ai lòng đã quyết ([4])
Giáng thăng ([5]) cho rõ máy huyền công.
Bần Đạo chào chư liệt đẳng Thiên ân, đạo tâm.
Giờ này, Bần Đạo cũng đặt lòng tận độ đến cùng chư môn sanh đã
phát nguyện trở bước về Thầy. Con đường quay lại ngôi xưa vị cũ
cần nhất là ở chí nguyện nơi
lòng mình. Lòng ấy không còn vương vấn lợi danh, tài sắc ở đời, mà chỉ thiết tha với con
đường giải thoát. Vì lúc nào người
giải thoát cũng cầu cho được mối vô vi thanh tịnh ở lòng mình, nên
lòng được bình an mà tiếp trọn thánh ân linh điển.
Vậy chư hiền đồ an tọa.
Đây, bước một bước gay go mà còn nhiều bước gay go hơn
nữa. Có gay go như thế mới thấu được lòng thành. Càng gay go thì lòng mình mới trở nên tươi đẹp. Gay go là phần
thưởng cho kẻ
nhiệt thành, thì ráng mà nhận lấy những cái gì mà người ta không dám.
Hôm nay đã đành sứ mạng trung hưng vì quyền pháp chưa linh,([6]) ân oai chưa tỏ nên giữa nhau trong nội bộ bất
đồng. Mọi việc Thầy có thương cũng không làm xong xả.([7])
Thời giáo
pháp đã ngẫu nhiên bước đến một bước lạnh lòng. Thời Khuê đã hiện. Đã là Khuê rồi thì lòng ai cũng
mang lấy một mối ngờ, mà ngờ nhau thì trông vào ai cũng là người thù địch.
Vì vậy, trong giai đoạn Khuê này ai là người đã thấy
xa biết rộng, nên chữa cứu lại cho được tốt lành. Đứng trong thời Khuê người Thiên ân há chẳng
biết Khuê mà chừa tránh cái Khuê để cho Hỏa Trạch Khuê trở ngược lại Trạch Hỏa Cách. Khuê trở thành Cách thì sứ mạng sẽ về.([8])
Quyền pháp sứ mạng trung hưng được huy hoàng, tỏ rõ.
BÀI
Từ đây các đệ lo
tu
Để lòng hôm sớm đền bù tội khiên ([9])
Thì là thấy được giáo quyền
Thì là giữ vững mối giềng Trung Tông.
Nếu còn muôn mối
chưa thông ([10])
Làm sao thấy
được Tiên Bồng ngày quy ([11])
Lòng Thầy lân mẫn,([12]) từ bi
Trông người hối quá ([13]) ban kỳ hồng ân.
Thấy nhau nghi kỵ, phân vân ([14])
Làm sao sự nghiệp canh tân ([15]) ở mình
Mong sao ai nấy thực tình
Vì ơn cứu chuộc ([16]) quên mình ([17]) mới hay.
Chớ đừng ném đá
giấu tay
Để cho nội bộ đắng cay, nghi ngờ
Mong trò cầu lấy huyền cơ
Cầu ơn cứu chuộc, đừng mơ lợi quyền.
Tu sao nên Phật
được Tiên
Mới là hạnh phúc, phỉ nguyền ([18]) toàn dân
Nếu lòng đo đắn so cân ([19])
Lấy khôn lấy khéo khó gần Thánh ân.
(. . .)
Cơ đồ ([20]) gánh lấy không
xong
Tội tình quy cả Thiên phong Lưỡng Đài
Làm sao đừng để chia hai
Làm sao cứu lại ngày mai mạnh lành.
Làm sao điều độ
nhân sanh
Làm sao ai nấy thanh danh rỡ ràng
Ngày mai muốn được huy hoàng
Ngày nay ai nấy phải toan tu hành.
Ngày mai muốn
Đạo được thành
Ngày nay chức sắc khép mình lo tu
Ngày mai thấy được phép mầu
Ngày nay hạ thủ ([21]) tu cầu Tiên gia.
Ngày mai được
gặp mặt Cha
Ngày nay ai nấy thiết tha e dè
Ngày mai đất chở trời che
Ngày nay đừng tạo phái phe thù hiềm.
Từ đây để các
trò xem
Hai đường thưởng phạt hư nên rõ ràng
Không tu sao được trong hàng ([22])
Không tu sao thấy điển quang nhiệm mầu.([23])
Thiên ân ai có
nguyện cầu
Nhất tâm chung thủy pháp mầu được trao
Trao rồi phải giữ làm sao
Cho còn cho tỏ, cho cao cho thành.
Cho lòng đừng
lệch đừng chênh
Cho thân ra khỏi bức màn vô minh
Có tu, quyền pháp có linh
Có ơn hướng đạo, có tình nhân sanh.
Có tu muôn việc
được lành
Có tu mới hết cạnh tranh, nghi ngờ
Có lòng sao lại ngẩn ngơ
Ơn Trời đã đến có chờ được đâu.
Chư hiền đồ cũng thấy được ân điển đã cạn mà không lo tu sửa
nội bộ thì càng lúc càng thấy cạn, cho đến lúc kiệt
tắt thì không còn cầu cứu nơi đâu. Tại
sao cạn và phải kiệt tắt, là ví như nước không nguồn hay bị cắt mạch thì làm sao không tắt được.
Cũng vậy, ân
điển không chan chảy đến cho người là vì người phạm một tội nghịch chống nào, hay ô uế nào, đã tự đoạn mối
thông công, thì
nhân sinh tuy còn sống trong quyền pháp của hướng đạo, mà quyền pháp của hướng đạo hữu hạn vì hướng đạo đã không còn nối liền
với ân
điển bao la.
Tại sao hướng đạo không còn sống trong quyền pháp bao
la? Vì lòng hướng đạo đã chật hẹp. Nên người hướng đạo muốn che chở, tận độ nhân sinh để làm tròn sứ
mạng của mình, thì nhân lúc khảo thí này cũng được thấy mà lo sợ. Biết lo sợ
càng phải tu.
Muốn tu thì phải thật thà mới cầu
được cái pháp môn vô lậu ([24]) mà
tu trụ, trì chí thuần chân vô ngã để cầu lấy cái chân thường thanh tịnh ([25]) cho
mọi người.
Nếu không thực tình mà đem lòng
giả dối cầu
lấy cái Đạo mầu nhiệm thì không bao giờ được thấy mầu
nhiệm. Người chưa thể giả được với người, thì làm sao giả
được với Thần, với các bậc đại giác được.
Vậy, Bần Đạo khuyên đừng có đem cái lòng giả dối mà cầu Đạo ở Bần Đạo. Số
chức sắc đã lấy lòng giả dối cầu lấy Đạo trường sanh của Bần Đạo nên Bần Đạo
không nhận lấy
giả dối ấy, mà rồi cái đó nó hoàn trở về với
lòng [giả dối] đó.
(. . .)
Việc hành
chánh thì phần đó đã hứa, và
Thần Tiên cũng giữ lời; khi
nào người bất lực, [Thần Tiên] sẽ đến ban cho một quyền pháp
sống.
Việc xây dựng Hội Thánh và xây dựng quyền pháp trung hưng chỉ còn có một phương là chư Thiên ân
hướng đạo chịu tu. Tu
cho đắc cái lòng chơn thường thanh tịnh thì sự nghiệp lo gì không phục hồi,
nhân sinh lo gì không thỏa nguyện, danh nghĩa lo gì không rõ ràng, giá trị
Thiên ân lo gì không quý trọng.
Vì Thiên ân ít tu, Thiên ân còn
lấy lý trí để
xét đoán chân lý hoặc tìm hiểu chân lý thì không bao giờ thấy pháp môn.([26])
Nói tu sĩ sẽ bị thế nọ thế kia, điều đó vì thiếu đức tin. Mà đã thiếu đức tin thì không bao giờ hưởng được quyền pháp đó.
Vậy Bần Đạo cũng mừng; trong dịp khảo thí này, chư Thiên
ân đã thấy được phần nào về quyền pháp, đã cho hướng đạo nhiều kinh nghiệm.
Mà muốn dẫn người ra khỏi tối tăm
chỉ có người sáng suốt mới làm hướng
đạo. Muốn đem tự do an lạc cho loài người thì làm hướng đạo phải chứng được
pháp môn thanh tịnh trước.
(. . .)
Việc làm đạo
thiết cần, mà thiết cần hơn là việc tu thân, luyện kỷ.([27]) Cả hai đều vì Giáo Hội, vì bản thân. Nếu cần bỏ bớt một thì bỏ phần Giáo
Hội, lo phần tu thân. Có thân mới xây dựng được
Giáo Hội. Có Giáo Hội để nương cậy là một phương tiện
tu thân lập công. Nên
dầu là sứ mạng mà thân không tu thì có sứ mạng
cũng không làm được trọn, mà lại còn gây nhiều trở ngại.
Việc trong Hội Thánh từ đây còn gặp nhiều khó khăn. Mà
khi có khó khăn bên ngoài là lúc các hiền nối lại
cùng Thầy được
một mối liên lạc. Đến đó cũng là dịp tốt. Nhưng phần nội bộ, các hiền đồ nên xóa bỏ cựu ác,([28]) gây lại một tinh thần tin cậy và
thương yêu, rồi đây sẽ an
toàn trở lại. Việc nào có đến cho Hội Thánh hay đến cho các hiền, trong lúc này
là lúc cần phải sáng suốt.
Thầy có dạy chung nhau mà gỡ khổ. Các hiền phải chung nhau mới gỡ
được khổ. Không
chung nhau thì khổ hoài. Nghĩa là còn chống nghịch nhau thì
còn lâm lụy ([29]) suốt đời.
Thôi, công việc tu hành là vậy.
(. . .)
Bần Đạo ban ơn và chào chư hiền đồ.
([5]) giáng thăng 降升 (descending
and ascending): Xuống thấp và lên cao. Con người sanh vào cõi trần (hậu
thiên) đã đánh mất phần tiên thiên, nói ví von là Càn Khôn trở thành Ly Khảm (hào hai của hai quẻ đổi chỗ lẫn nhau). Hành
giả tu luyện (công phu, thiền) để biến đổi hậu thiên trở lại tiên thiên, tức là
làm cho Khảm Ly trở lại Khôn Càn (xem
Đại Thừa Chơn Giáo,
bài Nhơn Vật Tiến Hóa), cũng gọi là chiết Khảm điền Ly, để cho quẻ Khảm biến thành Khôn, quẻ Ly biến
thành Càn. Tiên Học Từ Điển của Đới Nguyên Trường giảng rằng một
điểm chơn âm trong cung Ly [hào hai âm, vạch đứt] giáng xuống cung Khảm; một điểm chơn dương trong cung Khảm [hào hai
dương, vạch liền] thăng lên cung Ly, khôi phục lại Càn Khôn; đây là phép quy căn phục mệnh 歸根復命. Giáng thăng vì vậy còn ám chỉ phép tu luyện (công phu,
thiền).
([8]) Hỏa Trạch
Khuê 火澤睽 (Fire-Lake Opposition): Quẻ Dịch
38 nói về
thời kỳ chia lìa, đối đầu nhau; tuy rất xấu nhưng trong họa vẫn ẩn nấp cái
phúc. Hoán vị nội quái và ngoại quái của quẻ Khuê thì thành quẻ Cách. – Trạch
Hỏa Cách 澤火革 (Lake-Fire Revolution): Quẻ Dịch
49 ; đại ý là cải cách, cách mạng phải hợp thời,
hợp đạo, sáng suốt, chí thành, được lòng tin của nhiều người (quần chúng).
([9]) tội khiên 罪愆: Tội (sins);
khiên (faults) là lỗi lầm. Tội khiên là tội lỗi, đồng nghĩa tội
quá 罪過.
([10]) muôn mối (đa đoan 多端: multifariously occupied): Vướng bận quá nhiều điều.
– muôn mối chưa thông (multifariously occupied with earthly matters):
Còn vướng mắc vào lắm chuyện phàm tục thế gian như danh lợi, tình tiền, được mất,
hơn thua, ganh ghét, đố kỵ, v.v...
([14]) phân vân 紛紜 (bewildered
and unable to make a decision): Hoang mang, bối rối, không thể quyết định.
([16]) cứu chuộc (cứu thục 救贖: redeeming, redemption): Cứu 救 là cứu nguy, cứu thoát (rescuing, saving). Chuộc (từ thuần
Việt, chữ Nho là thục 贖) nghĩa là đem một
món gì ra đánh đổi một hình phạt (lấy
công chuộc tội; chữ Nho là tương công thục tội 將功 贖罪: redeeming one’s crime[s] by meritorious acts).
Trong Nhị Kỳ Phổ Độ, ơn cứu chuộc đến với thế gian khi Đức Giê-su hy
sinh trên thập giá, lấy mạng sống của Người làm giá chuộc (thục giá
贖價: ransom) cho tội lỗi chúng
sinh (xem Mát-thêu 20:28 và Mác-cô 10:45). Trong Tam Kỳ Phổ Độ, ơn cứu chuộc
đến với thế gian khi Đức Chí Tôn (Thầy) phế Bạch Ngọc Kinh xuống trần mở đạo
Cao Đài với đại nguyện trước Công Đồng Tam Giáo rằng lập Đạo không thành thì Thầy
không trở về ngôi vị cũ. Cứu chuộc và giá chuộc là thuật ngữ đạo
Chúa. (Xem: Huệ Khải, Sơ Khảo Thuật Ngữ Đạo Chúa Trong Đạo Cao Đài. Hà Nội:
Nxb Hồng Đức, 2018, tr. 20-29 và 37-41.)
([19]) đo đắn so cân (selfish comparison): So đo,
toan tính ích kỷ nhằm lựa chọn cho bản thân được lợi.
([21]) hạ thủ 下手 (starting work on sth, putting one’s hand to sth):
Bắt tay vào việc, ra tay làm việc, khởi sự làm gì.
([24]) pháp môn vô lậu (vô lậu pháp môn 無漏法門: the dharma
method for freeing oneself from passions and delusions as well as reincarnation):
Phương pháp tu hành giải thoát khỏi phiền não (tham dục và mê lầm) để ra khỏi
vòng sống chết (luân hồi).