Thánh đường Quảng Tín năm 1970 (ảnh: Bioprof)
THÁNH ĐƯỜNG NỘI TÂM
Tỉnh Đạo Quảng Tín, Tý thời, 11-7 Canh
Tuất (12-8-1970)
Lễ khánh thành thánh đường Quảng Tín.
Thông
công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam .
BẠCH PHỤNG ĐỒNG TỬ
Tệ Đệ mừng Đạo Trưởng Bảo Pháp Chơn Quân.
Mừng chư chức sắc lưỡng đài và toàn thể bổn đạo. Tệ Đệ kính gởi lời mừng Đạo
Trưởng Phối Sư Chủ Trưởng ([1]) và
gởi lời thăm hiền hữu Thanh Long.([2])
Tệ Đệ
hân hạnh được báo đàn, được hội ngộ cùng chư huynh tỷ trong dịp lễ khánh thành thánh
đường Quảng Tín này.([3]) Tệ Đệ ước mong sao ngày gần đây quê hương
sớm thanh bình, cơ Đạo ngày một phát triển để cho kẻ sắc giới, người không giới
([4]) có dịp gặp gỡ nhau nữa.
Vắn tắt ít lời, vậy xin nghiêm đàn tiếp
Trần Tổng Lý ([5]) giáng
lâm. Xin mời hiền tỷ Bạch Tuyết ([6]) được
phép an dưỡng tinh thần trong khi lộ trình còn mệt nhọc. Trần Tổng Lý sẽ ban ân
điển cho đồng tử xuất khẩu. Tệ Đệ chào chung. Xin kiếu. Thăng.
TIẾP ĐIỂN
THI
Một dải non sông một mảnh
tình
Quay về tâm sự dưới cơ linh
Đem đạo vào đời cứu chúng sinh.
TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Bản Thánh chào chư đại diện các Hội
Thánh, cơ quan Đạo, mừng Đạo Trưởng Bảo Pháp Chơn Quân,([8]) chư
chức sắc Lưỡng Đài,([9]) toàn
thể bổn đạo nam nữ. Xin mời tất cả đồng an tọa.
Bản Thánh đến trần gian giờ này với một
niềm hân hoan phấn khởi, mừng ngày khánh thành thánh đường tại Quảng Tín này.
Ngày sum họp các Hội Thánh toàn đạo Nam Trung biểu dương tinh thần đồng nhứt
thân ái trong gia đình Đại Đạo, đó chính là ưu điểm đáng nêu cao. Bởi chính
tinh thần đồng nhứt hy sinh ấy mà bổn đạo nơi này mới xây cất nổi thánh đường
uy nghi trang trọng này, và cũng chỉ có tinh thần đồng nhứt ấy giữa các chi
phái mới mong làm tròn sứ mạng trọng đại đem đạo vào đời, phục hưng tinh thần
đạo đức cố hữu,([10]) hòng
([11]) hoán cải ([12]) nhơn tâm, cải tạo xã hội,
cứu vãn đất nước thoát cảnh điêu linh ([13]) tan
tác, xây dựng lại nếp sống thanh bình đạo lý cho con người.
Nhơn đây, Bản Thánh thấy cần nhắc lại cho
chư hiền: Người hướng đạo ([14]) phải
ý thức sứ mạng của mình, phải ưu tư trách nhiệm hướng đạo, lãnh đạo quần sinh,([15]) phải tiên kiến,([16]) tiên liệu ([17]) mọi lẽ tồn vong suy thịnh,
phải biết nhận xét tổng quát, nhìn về mọi vấn đề xa xăm mới mong đưa cơ Đạo đạt
đến kết quả thành tựu.
Điều cấp thiết ngày nay, ở đây nói riêng
Hội Thánh Truyền Giáo nhưng chung cho Đại Đạo, làm sao tập trung mọi khả năng
tâm lực vào việc đào luyện người chức sắc Thiên ân, tạm đủ khả năng chấp hành
đạo pháp trong hiện tại. Một mặt đặt kế hoạch đoản kỳ,([18]) trường
kỳ,([19]) mở tu viện, tuyển chọn tu
sinh, tu sĩ, đào luyện thành các giáo sĩ để truyền đạo, hành đạo tương lai. Một
mặt bất phân chi phái, cùng nỗ lực xây dựng phát huy giáo
lý làm sáng tỏ chủ thuyết dung hòa tổng hợp trên tinh thần Tam Giáo Quy Nguyên, Vạn Giáo Nhứt Lý của Đại Đạo, cùng nỗ lực kiến tạo ([20]) các
cơ sở Hội Thánh tạm đầy đủ để có nơi thực hiện các điểm nói trên. Xây dựng cơ
cấu đầu não kiện toàn ([21]) là
giúp cho quyền lãnh đạo Hội Thánh thêm uy nghi và nhất trí, v.v… Đó mới chính
là điểm cần yếu.
Ngoài ra, việc khuếch trương lớn mạnh ở địa
phương cũng rất hữu ích, nhưng trước hoàn cảnh cơ Đạo hiện thời, chỉ còn là một
thứ yếu mà thôi. Dầu vậy, nơi Quảng Tín này cũng như những nơi khác, trong một
tình thế đặc biệt, bổn đạo vùng này phải chịu bao cơ cực trong hoàn cảnh di cư
tị nạn, bởi thiên tai chiến họa dồn dập đưa đến, nhưng vẫn một lòng hy sinh cao
độ, góp sức góp công xây dựng nên ngôi thánh đường quy mô này. Với tinh thần tự
cường bất tức,([22]) con
người đạo đã vượt qua mọi nghịch cảnh. Tinh thần ấy đáng khích lệ và đáng ngợi
khen.
Bản Thánh đến để chấp nhận cho tinh thần
ấy, ghi công chung cho Giáo Sư Thái
Phẩm Thanh,([23]) chư
chức sắc Lưỡng Đài, chư chức vị và toàn thể bổn đạo nam nữ. Ghi công chung mới
là phần thưởng cao đẹp nhứt, nói lên công đức hy sinh cho lý tưởng, cho Giáo Hội,
chớ không riêng cho cá nhân.
Giờ đây, thánh đường ngoại giới ([24]) đã an bài,([25]) toàn đạo hãy quay về xây
dựng thánh đường nội tâm,([26]) bởi
nơi ấy Thầy hằng ngự và bốn phương dễ dàng chung về. Hãy cố gắng xây dựng thánh
đường nội tâm được chắc chắn, thêm uy nghi xán lạn. Thánh đường nội tâm mới là
nhà chung chi phái, là kỳ đài cờ Đạo trương cao vậy. Mọi
việc tùy ý kiến Tỉnh Đạo và quyết định Hội Thánh tự liệu.
THI
Liệu
sao cho đáng bậc tu hành
Đại
Đạo Tam Kỳ được sáng danh
Diệu
pháp xóa tan lòng uất hận
Huyền cơ dập tắt lửa hờn ganh.
Trời Nam
vận chuyển gầy Nam
địa
Đất Việt mưu toan mở Việt thành
Đem lại nhơn gian đời thánh đức
Trung Hưng sứ mạng khúc ca thanh.
BÀI
1.
Tay Tạo Hóa diệu huyền sắp đặt
Đêm
thu gác áng mây vàng
San hà vạn sắc điểm tô
Biết bao điều quốc nạn thiên tai
Cơ đồ một gánh trở day
Một dòng Bến Hải chia hai nẻo đường.
4. Cuộc thử thách dặm trường
thiên lý
Cờ xứng tay chiếu bí song xa
5. Kìa Trường Sơn dặm dài hùng
vĩ
6. Thế đã loạn tùy thời xử
thế
Phục hưng đạo lý tinh thần
Mở cơ tận độ muôn dân hưởng nhờ.
7. Hỡi sứ mệnh còn chờ chi đó
Này
anh em chớ có lãng quên
Thế
gian ước vọng hòa bình
Hòa
bình cũng chỉ do mình mà thôi.
8. Tâm đã động tình đời phải động
Tâm tỉnh
rồi tình trống không không
Không
chấp ngã, không dị đồng
Bắc Nam
hiệp mặt, Tây Đông chung đường.
9. Hãy tự lực, tự cường, tự tín
Hòa bình là thế láng giềng mang cho.
10. Đại Đạo tạo con đò cứu
khổ
Hướng đạo cần tự độ độ tha
Năm chi bảy phái hiệp hòa
Trương cờ Đại Đạo xây tòa vạn linh.
Sau đây, Bản Thánh khuyên chư chức sắc,
bổn đạo sở tại Quảng Tín nên lưu ý: Nguyên do phát khởi tâm đạo thành lập nên
ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ này. Văn hóa, phước thiện có phát triển được
thì Tỉnh Đạo mới vững vàng phát huy giáo lý của Đại Đạo. Mọi việc nên do chấp
hành quyền pháp của Hội Thánh mà lãnh đạo.
(…)
Bản Thánh ban ơn lành chung tất cả. Xin
giã từ. Thăng.
*
SUY NIỆM
Trong thánh giáo trên đây, Đức Thánh Trần
dạy chung cho các hàng môn đệ Cao Đài năm trọng điểm như sau:
Người hướng đạo phải ý thức sứ mạng của
mình, phải ưu tư trách nhiệm hướng đạo, lãnh đạo quần sinh, phải tiên kiến,
tiên liệu mọi lẽ tồn vong suy thịnh, phải biết nhận xét tổng quát, nhìn về mọi
vấn đề xa xăm mới mong đưa cơ Đạo đạt đến kết quả thành tựu.
Điều cấp thiết ngày nay, (…) chung cho Đại
Đạo, làm sao tập trung mọi khả năng tâm lực vào việc đào luyện người chức sắc Thiên ân, tạm đủ khả năng
chấp hành đạo pháp trong hiện tại.
Một mặt đặt kế hoạch đoản kỳ, trường kỳ, mở
tu viện, tuyển chọn tu sinh, tu sĩ, đào luyện thành các giáo sĩ để truyền đạo,
hành đạo tương lai.
Một mặt bất phân chi phái, cùng nỗ lực xây
dựng phát huy giáo lý làm sáng tỏ chủ thuyết dung hòa tổng hợp trên tinh thần
Tam Giáo Quy Nguyên, Vạn Giáo Nhứt Lý của Đại Đạo, cùng nỗ lực kiến tạo các cơ
sở Hội Thánh tạm đầy đủ để có nơi thực hiện các điểm nói trên.
Giờ đây, thánh đường ngoại giới đã an bài,
toàn đạo hãy quay về xây dựng thánh đường nội tâm, bởi nơi ấy Thầy hằng ngự và
bốn phương dễ dàng chung về. Hãy cố gắng xây dựng thánh đường nội tâm được chắc
chắn, thêm uy nghi xán lạn. Thánh đường nội tâm mới là nhà chung chi phái, là
kỳ đài cờ Đạo trương cao vậy.
Hướng về một trăm năm đạo Cao Đài, xin
cầu nguyện rằng năm trọng điểm trên đây sẽ được các hàng môn đệ Cao Đài… suy
niệm thấu suốt, để rồi cùng nhau đồng tâm hiệp sức đưa ra chương trình cụ thể,
xây dựng kế hoạch rõ ràng và thực thi tích cực.
VĂN UYỂN
([1]) Tiền bối Huệ Lương
Trần Văn Quế (1902-1980), quả vị Quảng Đức Chơn Tiên.
([3]) Nay là thánh đường
Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Quảng Tín là một tỉnh cũ ở ven
biển Trung Trung Bộ Việt Nam. Sắc lệnh 162-NV ngày 31-7-1962 của Chính Phủ Việt
Nam Cộng Hòa chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, lấy sông
Rù Rì làm ranh giới. Tháng 2-1976, tỉnh Quảng Tín được hợp nhất với Quảng Nam
và Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ ngày 06-11-1996 Đà Nẵng được tách
ra làm thành phố trực thuộc trung ương.
([22]) Tự cường bất tức 自強不息: Chính mình dõng mãnh, không biết ngừng nghỉ vì
mỏi mệt. Đại Tượng Truyện quẻ Kiền có câu: Thiên
hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. 天行健, 君子以自強不息: Trời vận hành mạnh mẽ, quân tử nhân đó mà tự
mình cố gắng mạnh mẽ không ngừng. (The
movement of heaven is full of power. Thus, the superior man makes himself
strong and untiring.)
([26]) Thánh đường nội tâm: Tâm hồn mỗi người
thánh thiện, đạo đức tròn đầy thì đó là thánh đường nội tâm; trong đó có Cao
Đài nội tại, Thượng Đế nội tại. Trong thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô, Thánh
Phaolô cũng nói về thánh đường nội tâm khi viết: Anh em há chẳng biết rằng chính anh em là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và
Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? / Don’t you know that you
yourselves are God’s temple and that God’s Spirit dwells in your midst? (3:16)
([28]) Khuôn Thiêng: Cái khuôn linh thiêng, ám chỉ Trời, Thượng Đế. Khuôn (quân 鈞) là cái bàn xoay của thợ nặn đồ gốm (potter’s
wheel). Đại Quân 大鈞, Hồng Quân 洪鈞 (khuôn lớn) cũng đồng nghĩa Khuôn
Thiêng; ý nói Trời tạo nên muôn vật cũng giống như thợ gốm dùng cái bàn
xoay để nắn ra đủ thứ đồ dùng. Truyện Kiều có câu: Khuôn Thiêng dù phụ tấc thành, / Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.
([33]) Nhân bản 人本: Gốc của con người. Thuật ngữ nhân bản trong Cao Đài bao hàm nhiều
nghĩa thâm sâu. Chẳng hạn, con người (tiểu linh quang) vốn từ Thượng Đế (Đại
Linh Quang) mà sinh ra, vậy gốc của con người là Trời. Trời (Thượng Đế hữu ngã,
personal God) là Đạo (Thượng Đế vô
ngã, impersonal God) ; vậy gốc
con người là Đạo. Đời sống nhân bản (humanistic
life) là sống hợp lẽ Trời, vừa lo phụng sự thế gian vừa lo xây dựng con
đường trở về với gốc cội của mình là Đạo, là Trời.
([38]) Ngũ Hành: Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước)
là tên gọi quần thể sáu ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên
một diện tích khoảng hai cây số vuông, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn,
cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn. Quần thể này cách trung tâm
thành phố Đà Nẵng khoảng tám cây số về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà
Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
([40]) Ngũ Phụng Tề Phi 五鳳齊飛: Năm con
chim phượng cùng bay, là thành ngữ để gọi năm Nho sĩ tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đại
khoa vào năm 1898. Gồm có:
- Phạm Liệu (1873-1937), xã Trừng Giang, tổng Đa
Hòa Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Điện Trung, huyện Điện
Bàn);
- Phan Quang (1873-1939), xã Phước Sơn Thượng,
tổng Xuân Phú Trung, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình (nay là xã Quế Châu, huyện
Quế Sơn);
- Phạm Tuấn (1852-1917), xã Xuân Đài, tổng Phú
Khương Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Điện Quang, huyện Điện
Bàn);
- Ngô Chuân (1873-1899), quê xã Mông Lãnh, tổng
Phú Xuân, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình;
- Dương Hiển Tiến (1866-1907), xã Cẩm Lậu, tổng
Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn (nay là xã Điện Phong, huyện Điện
Bàn).
([42]) Vinh quy 榮歸: Từ đời Lê Thánh Tông, năm 1481 đặt ra lệ xướng danh và
vinh quy cho các cử nhân tân khoa. Tân khoa nhận áo, mũ, và giày của vua ban;
tên được nêu ở bảng gỗ chạm hình hổ (bảng
hổ đề danh). Sau đó họ lần lượt lạy tạ ơn vua cùng các quan hàng tỉnh và
quan trường. Khi tân khoa trở về quê quán; dân ở phủ, huyện, tổng, xã phải tổ
chức đón rước, gọi là lễ vinh quy bái tổ 榮歸拜祖.