14. NÊN CỞI MỞ LO TU HÀNH
Tu xá Phước Huệ Đàn (Tam Kỳ, Quảng Nam )
ngày 16-3 Kỷ Hợi (Thứ Năm 23-4-1959)
THI
NGÔ MINH lãnh lịnh giáng Lần Ba
CAO trọng gầy nên cảnh Bửu Tòa
Mừng trong thế giới chịu ơn Ta.
PHÚ
Chư hiền đồ hội hiệp chịu ơn Ta
Đã quyết chí xuất gia tìm lẽ thật
Ngại ngùng chi chẳng dứt trái oan lòng
Giờ ra sức lập công tu học hỏi
Bến sông mê thoát khỏi mới thanh nhàn
Tỉnh ngộ rồi mau lẹ sớm lo toan
Hễ đi lên thì sao còn trở xuống
Xuống A Tỳ chừng muộn mới ăn năn
Đi đi tới, đừng ngó đây trông đó
Đừng đứng đây mơ mộng ngẩn ngơ
Cơn kiếp chót bến bờ đâu được dựa.
TÁI CẦU
Cỡi gió nương mây rảo khắp miền
Lợi danh không bận ([26]) mới bình yên.
Chào và ban ơn chư hiền đồ. Thành tâm an vị.
BÀI
Ngoài thế tục thung dung ngày tháng
Cuộc đời nào có gì đâu
Người giác ngộ tìm đường diệt khổ
Tự do tu học rèn lòng
Lo tu hành kết tạo làm chi
Có Thầy có bạn cùng đi
Nay ân phước nơi Cha nhỏ đến
Gắng công tiến đến huyền cơ
Tu mạnh lên, đừng ngồi bàn nhảm
Dốc lòng tin, chớ phạm giới quy
Có đi, lẹ lẹ mà đi
Tu phải quyết, dùng dằng sao nữa
Tu phải toan gội rửa bợn đời
Nếu còn tu giỡn tu chơi
Trò nào lòng dạ đảo chao
Giặc lòng xô xát làm sao chứng thành.
Đây nhà tu Thầy dành cho đó
Dành cho người dứt bỏ ái ân
Dành cho những đứa lánh trần
Nếu trái lại, ngục tù hành khổ
Ở vào đây là chỗ cầm giam
Giam ai tâm địa mê phàm
Mang danh giải thoát, luyến ham thế tình.
Thiệt tâm phước đức đến trò
Luôn luôn hưởng được tự do mạnh lành.
Tu rồi đâu có trọng khinh
Đâu còn giai cấp, bất bình riêng tư.
Tu đi trò, khỏi hư khỏi hoại
Tu đi trò, khỏi loại khỏi hèn
Tu tròn, muôn thuở được khen
Phải nhân danh bởi Thầy mà nói
Tiếp giao mới được công bằng
Nhân danh Thầy tu thân hành đạo
Thầy gần trò toàn hảo biết bao
Không Thầy, ma quỷ xôn xao
Không có Thầy, tối tăm khốn khổ
Thầy là manh mối tìm phăng
Muốn gần Thầy, phải thanh phải tịnh
Tịnh định thì bản lĩnh vững vàng
Định rồi phóng chiếu hào quang
Lấy quy giới làm bờ ngăn dục
Lấy đức tin quy phục quyền năng
Vận hành thần khí giáng thăng
Chế phàm tâm lắng gạn trược thanh
Âm dương thăng giáng điều hành
Pháp luân thường chuyển thân hình tươi vui.
Lòng mình trong trắng sạch trơn
Không đau không khổ, toàn chơn nhiệm mầu.
Tu cho được, phải cầu thanh tịnh
Tu cho thành, đừng nịnh đừng ganh
Lòng phàm cương quyết đấu tranh
Cho hơn ma dục, khép mình khuôn viên.
Phước Huệ Đàn chỉ truyền pháp đạo
Chọn người tâm đức truyền trao
Thiên cơ mật yếu ai nào quyết tâm.
Phân định rành lề lối học tu
Tứ thời hành lễ công phu
Thì là nên Thánh nên Hiền khó chi.
Giờ đây Bần Đạo khuyên chư nữ đồ phải dọn mình ([65]) từ đây thọ pháp tu công. Muốn thành đạo phải đi trên đường tu phước tu huệ. Đường ấy có Thầy đã vạch, là để cho toàn đạo theo đó mà đi. Nếu không do bởi Thầy thì không có con đường nào khác để được cứu. Vậy nơi nầy cần hơn là luyện cho được con người đạo hạnh, con người phước đức bằng lòng thương lẽ thật. Nếu mất lẽ thật ở nơi lòng thì đâu dễ tìm nơi nào thấy được sự thật. Bởi vậy, nữ đồ nào dối trá với Bần Đạo, hay dối trá với lòng mình, thì quyết là không được độ.
Mỗi một việc làm dù nhỏ dù lớn, không dễ gì che khuất ai được. Dù là kín nhiệm thì việc ấy ở nơi Thầy, còn không kín nhiệm là việc ở nơi người, đi đường nào tránh được. Vì vậy mà nên cởi mở lo tu hành ([66]) để cứu lấy thân phận mình mà còn giúp được Đạo để lập thêm công cán.([67])
(. . .)
Bần Đạo ban ơn chư nữ đồ. Thăng.
([5]) tam hoa 三花, 三華: Là ngọc hoa (tinh), kim hoa (khí), cửu hoa (thần). Có câu: Tinh viết ngọc hoa, khí viết kim hoa, thần viết cửu hoa. 精曰玉華,氣曰金華,神曰九華. (Tinh gọi là ngọc hoa, khí gọi là kim hoa, thần gọi là cửu hoa.) chứng tam hoa: Tu luyện cho thần huờn hư, tinh khí thần tụ hết về thượng đan điền, nên có thành ngữ tam hoa tụ đảnh 三花(華)聚頂.
([22]) đơn thơ, đan thư 丹書 (red letter): Chiếu thư 詔書 của Đức Ngọc Hoàng viết bằng mực son (chu 朱: vermilion) truyền ban cho người tu đắc đạo. Do đó có thành ngữ đơn thơ chiếu triệu 丹書詔召 (Đơn thơ của Đức Ngọc Đế gọi người tu đắc đạo về chầu Thầy). Khi tiền bối Trần Nghĩa Trọng đắc đạo quả Đại Giác Chơn Tiên, tại đàn Chợ Lớn (Chiếu Minh), ngày 23-7 Tân Tỵ (Chủ Nhật 14-9-1941), Đức Cao Đài Giáo Chủ dạy: “Vậy như Trọng đây trước cũng một nguyên nhân của Thầy sai giáng phàm; ngày nay công đầy quả đủ, Thầy hạ chiếu triệu đơn thơ thâu về nguyên vị.” Sau đó, Đức Đại Giác Chơn Tiên tường thuật: Ngày thọ lãnh đơn thơ chiếu triệu / Khiến tâm thần yểu yểu minh minh / Nê Hoàn Thầy mở khiếu linh / Dứt rồi cuộc thế Ngọc Kinh trở về.
([44]) đồng thanh đồng khí 同聲同氣 (the same sound and the same nature): Kinh Dịch, quẻ Càn, có câu: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. 同聲相應, 同氣相求. Cùng tiếng thì ứng với nhau, cùng khí chất thì tìm đến nhau. (Sounds of the same tone respond to one another; creatures of the same nature seek one another.) Chẳng hạn, bạn đạo cùng lý tưởng tìm đến nhau, cùng tu chung một thầy, hành một pháp môn.
([47]) Nhân danh Thầy mới khỏi kiêu căng: Người môn đệ làm được chút công cán gì đều nhờ vào ơn Thầy (Đức Chí Tôn) hộ trì. Nếu ngộ nhận đó là do bản thân tài giỏi thì sẽ kiêu ngạo, cậy công, và mất ơn Thầy. Sau khi phục sinh, Đức Giê-su sai các tông đồ đi truyền giáo, và dạy: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ; làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần . . .” (Mát-thêu 28:19)
([57]) khai sanh môn bế tử hộ 開生門閉死戶 (opening the gateway of life and closing the doorstep of death): Mở cửa sống và đóng cửa chết. Môn là cửa hai cánh; hộ là cửa một cánh; môn hộ ám chỉ nơi ra vào. Tiên Học Từ Điển của Đái Nguyên Trường giảng sanh môn là lỗ rún; và giảng tử hộ là Dương Quan 陽關 (tức cửa ải của khí dương, ranh giới của âm dương), tinh (sperm) còn trong ải là dương tinh, lọt ra ngoài ải biến thành âm tinh, trược tinh. Tạm hiểu khai sinh môn bế tử hộ ám chỉ bí quyết pháp môn tu luyện (inner self-cultivation) để giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử (free from samsara).
([60]) luyện văn chế võ: Tu luyện có dùng lửa văn (văn hỏa 文火) và lửa võ (vũ hỏa 武火). Tu Đạo Toàn Chỉ giảng văn hỏa là khí hô hấp, nhỏ nhẹ đạo dẫn, tắm gội ôn dưỡng; vũ hỏa là khí hít thở thổi mạnh đi khắp nơi, dùng vào việc nấu luyện. Tiên Học Từ Điển của Đái Nguyên Trường giảng rằng một trăm ngày tiểu chu thiên lúc luyện tinh nên dùng vũ hỏa; mười tháng đại chu thiên lúc luyện khí nên dùng văn hỏa.