Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

2. TỪ ĐÂY THEO QUYỀN PHÁP Ở PHÁP CHÁNH TRUYỀN, TÂN LUẬT MÀ DÌU DẮT NHÂN SINH / Tìm Hiểu Thánh Truyền Trung Hưng - Năm Canh Tý (1960)

 

2. TỪ ĐÂY THEO QUYN PHÁP

PHÁP CHÁNH TRUYN, TÂN LUT

MÀ DÌU DT NHÂN SINH

Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng)

ngày 15-01 Canh Tý (Thứ Năm 11-02-1960)

THI

HỘ giá lâm cơ ([1]) báo lệnh đàn

ĐẠO thành gốc bởi chí kiên gan ([2])

THIÊN ân ai đã toan ([3]) xây dựng

QUÂN tử thuận hòa mới bảo an.([4])

Chào chư Thiên ân, chư đạo tâm nam nữ.

Bn Quân ([5]) lấy làm lo âu, lấy làm buồn bã trước trang lịch sử có những dòng đau thương cho sự nghiệp truyền đạo ra Trung.([6])

Ôi! Bản Quân xin có dịp khác sẽ tâm tình. Chư Thiên ân thành tâm đón Giá.([7])

TIẾP ĐIỂN

THI

NGỌC quý ([8]) giữ sao mãi được còn

HOÀNG đồ quyền pháp ở tay con ([9])

THƯỢNG thừa ([10]) tu học làm Tiên Phật

Đ đạo ([11]) tài thành ([12]) cứu nước non

GIÁO pháp không rồi ([13]) cơ chuyển vận

ĐẠO đời chưa hiệp, trẻ sao tròn ([14])

NAM bang thánh địa sao đây nh

PHƯƠNG pháp trung hưng ([15]) phải mỏi mòn.([16])

THẦY CÁC CON ([17])

Nhiều lần Thầy đến cùng các con, khi khuyên khi dạy, mong sao cho các con sớm được nên người môn đệ xứng đáng của Thầy.

(...)

Lần này Thầy đến đây để chứng kiến tấm lòng của mỗi con.

Ngược dòng lịch sử, ba mươi mấy năm qua ([18]) Thầy để cho các con một phần kinh nghiệm.

Thiên Đình là nơi Thầy đã tạo lập cho các con một cảnh cực kỳ trang nghiêm an lạc. Con cùng Thầy sống trong mầu nhiệm hư vô. Thế rồi con cũng lần hồi bỏ Thầy mà đến nơi trần ai khổ nhục này. Thầy không nỡ để cho bầy con trầm luân,([19]) khổ sở; bao lần cho chư Phật Thánh lâm phàm([20]) tận độ.([21])

Lần này Thầy lại đến cùng các con, lập cho các con một cảnh an lạc cực kỳ nghiêm trang tại thế này cùng Thầy mà lập công tu học.

Ngôi tđình ([22]) Tây Ninh đã vầy hiệp các con. Chánh pháp chưa được bao nhiêu ngày thì chia phân lực lượng,([23]) gây hoang mang trong toàn đạo, làm cho thánh th([24]) phanh phui, pháp quyền mờ tối. Nhưng các con thấy rằng Thầy cũng luôn theo chúng nó mà dạy khuyên, ở cùng chúng nó mà lập nên quyền pháp, thì có phải vì chúng nó đâu. Vì trong tay chúng nó lôi kéo một số con cái của Thầy; vì con cái ấy là người trung thành, chất phác.

Bởi vậy, bao lần hội vạn linh ([25]) tại Tòa Thánh, con cái của Thầy mười phương đều đón chờ nguồn tin hội nghị. Ai cũng cầu nguyện cho chư hướng đạo ([26]) hòa nhau, cầu cho nền đạo không nên sứt mẻ.

Cũng như hôm nay, tại Bửu Tòa,([27]) các tỉnh, đạo tràng,([28]) ai cũng đón chờ các con một phiên họp đầu năm giữa chư Thiên ân ([29]) hòa một. Lòng thiết tha kia, nào các con có nghĩ gì đến nỗi âu lo của toàn đạo. Các con cũng nên để chút thì giờ, gác tay lên trán mà tìm cái lý do là không đâu mà ngược lại dòng lịch sử.([30])

(…)

Có một điều Thầy mong các con, từ đây theo quyền pháp ở Pháp Chánh Truyn, Tân Lut mà dìu dắt nhân sinh ([31]) để chờ ngày Thầy đem về một.

Thôi, đến đây Thầy từ giã các con. Thầy thăng.



([1]) lâm (arriving): Tới, đến, cách nói tôn kính (honorific term). lâm cơ 臨乩 (arriving at the seance): Cũng gọi lâm đàn 臨壇; đến với đàn cơ (giáng đàn 降壇).

([2]) kiên gan (persevering): Kiên trì 堅持, vững vàng, không ngã lòng thối chí.

([3]) toan (intending to do sth): Có ý định làm gì.

([4]) Hộ Đạo Thiên Quân 護道天君: Tại Trung Hưng Bửu Tòa ngày 15-01 Mậu Tuất (Thứ Ba 04-3-1958), Đức Chí Tôn phong tiền bối Trần Nguyên Chí (1914-1957) phẩm vị Trung Đẳng Huyền Cơ Chưởng Pháp Hộ Đạo Thiên Quân 中等玄機掌法護道天君, hay Bảo Nguơn Khai Huyền Cơ Tuyển Tiên 保元開玄機選仙, cũng là Bảo Nguơn Chơn Tiên 保元真仙.

([5]) Bản Quân 本君 (a formal form of addressing oneself): Bản cũng nói là Bổn. Đức Hộ Đạo Thiên Quân tự xưng Bản Quân. Một vị Thánh xưng Bản/Bổn Thánh 本聖. Một vị Thần xưng Bản/Bổn Thần 本神. Một vị Thánh Nương xưng Bản/Bổn Nương 本娘. Một vị vương xưng Bản/Bổn Vương 本王. Một quan chức xưng Bản/Bổn Chức 本職. Đời Tống (Trung Hoa) ông Bao Công cai quản phủ Khai Phong nên tự xưng Bản/Bổn Phủ 本府. Ngày xưa, một sứ thần nói với người nước khác thì gọi nước mình là Bản/Bổn Quốc 本國 (nước của tôi). Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn khi giáng cơ, nói với đàn em thì xưng Bản/Bổn Huynh 本兄.

([6]) Xem: Huệ Khải, Cấm Đạo Cao Đài Ở Trung Kỳ (1928-1950) / Caodaism under Persecution in Central Vietnam (1928-1950). Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2012.

([7]) Giá (honorific term for the Jade Emperor): Tiếng tôn xưng Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

([8]) ngọc quý (bảo ngọc 寶玉: precious jade): 1/ Phần tốt đẹp sẵn có nơi con người do Trời ban cho (thiên lương 天良, lương tâm 良心: conscience). – 2/ Sứ mạng do ơn Trời ban trao (Thiên ân sứ mạng 天恩使命: mission bestowed by Heaven’s favour).

([9]) Câu này ý nói: 1/ Các con nắm trong tay quyền pháp để góp phần xây dựng sự nghiệp cứu thế Kỳ Ba. (Your hands are grasping the dharma power so as to contribute to the Caodai salvation career.) – 2/ Quyền pháp Đại Đạo ban trao ở trong tay các con. (The Caodai dharma power is in your hands.) – hoàng đồ: 1/ 皇圖: Đồng nghĩa cơ đồ 基圖. Hoàng ám chỉ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hoàng đồ nghĩa bóng là sự nghiệp cứu thế Kỳ Ba (the career of Caodai salvation). – 2/ 皇途 (great path): Con đường to tát; ý nói Đại Đạo.

([10]) thượng thừa 上乘 (mahayana): Bậc tu thực hành tâm pháp (công phu, thiền, tịnh luyện: practising inner self-cultivation) để giải thoát luân hồi sinh tử.

([11]) đế đạo 帝道 (the way of the emperor): Cũng gọi vương đạo 王道 (the way of the king), là đường lối cai trị nhân bản (humanistic rule), lấy đạo lý làm nền tảng, cũng gọi nhân trị 仁治 (rule of benevolence). Ngược lại với vương đạo là bá đạo 霸道 (the way of the hegemon), tức là đường lối cai trị dùng bạo lực đàn áp, dùng hình phạt tàn khốc để dân chúng sợ hãi không dám phản kháng.

([12]) tài thành 裁成 (accomplishing): Thành tựu, hoàn thành.

([13]) không rồi (not finishing): Không làm xong.

([14]) trẻ sao tròn (How can you accomplish your mission?): Làm sao các con vẹn tròn sứ mạng?

([15]) trung hưng 中興 (recovering, restoring): Hồi phục lại.

([16]) mỏi mòn (declining gradually): Hư hỏng dần dần.

([17]) Thầy các con (I’m your Master.): [Ta là] Thầy [của] các con. Trong tiếng Việt, chữ của thường được hiểu ngầm. Thí dụ: đất nước tôi, gia đình tôi, cha mẹ tôi, vợ tôi, chồng tôi, các con tôi… Nếu viết “Thầy, các con!” thì sai. (Đức Mẹ khi giáng cơ thường xưng: Mẹ Linh Hồn các con, có nghĩa: [Ta là] Mẹ Linh Hồn [của] các con. (I’m your Spiritual Mother.)

([18]) ba mươi mấy năm qua (over thirty past years): Tính từ năm khai Đạo (tháng 11-1926) cho tới khi Thầy dạy bài này (tháng 02-1960) là ba mươi ba năm.

([19]) trầm luân 沉淪 (sinking): Chìm đắm. Trầmluân đồng nghĩa.

([20]) lâm phàm 臨凡 (descending to this world): Tới cõi trần gian.

([21]) tận độ (saving all): Cứu độ hết tất cả.

([22]) tổ đình 祖庭 (ancestral temple): Thánh sở đầu tiên mà các vị khai sáng nền tôn giáo đã quy tụ và hành đạo.

([23]) Hội Thánh Cao Đài thành lập ở Tây Ninh năm 1926; năm 1930 nội bộ bắt đầu phân hóa, chia tách.

([24]) thánh thể 聖體 (holy body): Thánh thể Đức Chí Tôn tại thế gồm Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài. Thánh thể là các thánh thất (hay thánh tịnh), Tòa Thánh, Hội Thánh.

([25]) hội vạn linh 萬靈會議 (conference of all souls): Cuộc hội quy tụ đông đảo môn sanh Cao Đài, gồm các cấp chức sắc, chức việc và các vị đại diện cho tín đồ. Nói thêm: Trong nội ô Tòa Thánh Tây Ninh có một tòa nhà lớn gọi là Nhà Hội Vạn Linh, khánh thành ngày 09-01 Quý Mão (Thứ Bảy 02-02-1963). Đây là nơi tổ chức các cuộc hội họp trong đạo hoặc để cho khách tạm nghỉ trong những ngày thăm viếng Tòa Thánh.

([26]) chư hướng đạo 向導 (those who lead their coreligionists): Những người dẫn dắt đạo hữu.

([27]) Bửu Tòa 寶座 (Precious See): Trung Hưng Bửu Tòa 中興寶座 tại Đà Nẵng, thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.

([28]) đạo tràng 道場 (religious premises): Chỗ tu học, nơi sinh hoạt tôn giáo (thánh thất, thánh tịnh, thánh đường, nhà tu, v.v…).

([29]) chư Thiên ân 天恩 (the recipients of Heaven’s blessing): Những vị đang thọ nhận ơn Trời với trách nhiệm hoằng giáo trong đạo Cao Đài.

([30]) ngược lại dòng lịch sử (moving backwards, against the course of history): Trong Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ thì Đạo từ một phân tán ra nhiều (nhất tán vạn 一散萬; Đại Đạo phát sinh Tam Giáo Đạo). Sang Tam Kỳ Phổ Độ thì từ nhiều trở về một (vạn quy nhất 萬歸一; Tam Giáo Đạo trở về nguồn gốc là Đại Đạo); do đó Đức Chí Tôn quy Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi. Vậy, xuôi dòng lịch sử tiến hóa tâm linh thì các tôn giáo sẽ trở về một; thế nhưng Hội Thánh Cao Đài buổi sơ khai đã sớm phân hóa, chia tách, tức là ngược lại dòng lịch sử Kỳ Ba.

([31]) Mượn các chữ in đậm tạm đặt nhan đề cho bài thánh giáo này.


HUỆ KHẢI chú thích - LÊ ANH MINH hiệu đính