PHỤ ĐÍNH 1: Xuân Ý
Đức Trường Sanh Phật
Địa dạy: Xuân ý suy bữa bữa. Vậy, thử hỏi ý xuân hiểu theo
đạo lý là gì mà bậc hướng đạo và mọi người tu hằng ngày cần suy gẫm? Xin trích bốn
thánh giáo để tham khảo:
1. Đại khái xuân đời, cảnh vật có chi các con! Cành hoa
chớm nở tươi xinh, các con nâng niu cành lá, vun tưới gốc cây, ngửi mùi thơm
trong nhụy. Sao các con không vun tưới cội lành Đạo cả,([1]) nâng niu sang
sửa chơn tâm cho thật tươi nhuận, sáng suốt để rồi ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự
lòng con khai phát? ([2])
2. Mỗi lần
xuân đến là mỗi lần niềm hy vọng của Mẹ trông vào các con, vào vai tuồng hành
hóa ([3]) của các con nơi trần gian ảo ảnh. Các con cứ vui hưởng
những ngày xuân còn lại đi, để rồi tiếp tục hướng về chân Mẹ, và nhớ là trong
lúc các con hỷ hạ ([4]) với trời xuân, thì ở những
nơi nào đó, ở những thế giới nào đó đang có những người, những loài không hưởng
được mùa xuân ngoài sự đau khổ giày vò.
Các con tạm vui
với ngày xuân thế sự để quên những nỗi khổ, những điều lao nhọc của mình. Bên
cạnh, các con lo vun bồi lòng xuân muôn thuở để sống dài với không gian vô tận
trong lý Đạo miên trường.([5])
Các con ôi! Như các con đã hiểu, mùa xuân là một mùa trong bốn mùa. Ứng với
lý Đạo, là nó ở vào đạo Kiền, đức của nó là đức nguyên. Nguyên là khởi đầu, là
nơi phát xuất sự sinh tồn cho muôn loài vạn vật. Vậy thì các con hưởng xuân,
vui xuân, chúc xuân, không cứ là một mùa xuân ngắn ngủi hạn định như cánh mai
kia, mà để nhắc nhở khêu gợi cho các con một tấm lòng xuân trường cửu của đạo
lý, của đức nguyên trong bốn đức, của một mùa trong bốn mùa.([6])
Mùa xuân chỉ cho sự phát sinh sức sống cho vạn loài, không giới hạn, không
đóng khung vào một hoàn cảnh, một thời gian nào, vì Đạo theo đức nguyên là thể
hiện được lòng Trời, thương yêu, dưỡng dục, chan hòa mọi kẻ mọi nơi, không
riêng tư, không cá biệt, làm cho thiên hạ nên, mọi người được yên ổn mà không
thấy mình là kẻ tạo nhân hay ân nhân của thiên hạ.([7])
3. Ý nghĩa chân thật của hai tiếng thưởng xuân phải
ngấm ngầm bộc lộ từ nội tâm mới thật là đúng nghĩa. Còn thưởng xuân trên phương
diện hình thức vật chất chỉ tạm cho người thế gian mà thôi.
Vì thưởng xuân về vật chất có nhiều khía cạnh, nhưng sau đó thì mệt mỏi, uể oải
từ thể chất đến tinh thần. Đó là chưa nói đến hậu quả của sự buồn lo, sợ sệt,
oán thù theo sau một cơn quá độ. Còn thưởng xuân trong vòng
đạo lý là kiểm điểm, ôn cố ([8]) phần đạo đức hành thiện của mình
trong một năm qua. Khi thấy được phần tiến triển với lòng bác ái, vị tha trên
phương diện tam công,[8b] lòng hân hoan cởi mở, bát ngát tình thương, động lòng trắc
ẩn ([9]) đối với kẻ bạc
phước gối đất màn sương. [9b] Với tinh thần hân hoan ngấm ngầm và bộc phát từ nội
tâm, rồi ngồi lại với chén trà đạm bạc, bánh mứt thô
sơ, nhưng cõi lòng được nhẹ nhàng và chứa chan niềm hy vọng, tràn đầy đức tin ở
phần hộ trì của các Đấng.([10])
4. Đông đã tàn, xuân sắp đến, đã gieo vào lòng người
bao niềm hy vọng tin tưởng rằng mùa xuân, ngọn gió lành sẽ đưa chim hòa bình
mang về cho mọi người trong thanh bình an lạc, cho đây đó hiệp vầy, cho người
người đồng thương nhau như tình ruột thịt. Đó là quan niệm và ước vọng của đại đa
số người nhân thế.
Còn người hướng đạo phải thấy xa hơn, hiểu xa
hơn. Chớ nên chú trọng vào xuân cảnh mà phải chú trọng vào cái xuân tâm, vì
xuân cảnh là một thời tiết đổi thay trong máy tuần hoàn của Tạo Vật.([11]) Xuân cảnh là tạm ngừng nghỉ một mùa
đông gió rét, để làm lại, sắp xếp lại cho tiết đầu năm, rồi cũng hết xuân,
chuyển lần qua hạ, thu, đông, luân chuyển xây vần trong cái Thiên luân,([12]) trong vòng luẩn quẩn,
hết nhân rồi quả, hết quả rồi lại nhân. Hỏi người đời mấy ai hưởng được một mùa
xuân bất tận, mà tránh khỏi hạ về thiêu đốt, đông đến cắt thịt se da?
Tuồng
đời ấm lạnh, thăng trầm, vui buồn, hưng thạnh suy vong là thế. Người tu hành
cần phải hướng về cái tâm xuân.
Tâm
xuân là giải thoát mọi ràng buộc, mọi ảnh hưởng bên ngoài biến chuyển. Có xuân
tâm, con người mới giải thoát, vô ngã, vô chấp, khoan dung, tha thứ. Có xuân
tâm, con người mới có tình thương ở tự đáy lòng, đem ra chan hòa cho muôn
người, cho vạn vật. Có tâm xuân mới có thể dẫn dắt dân tộc này ra khỏi cảnh
tiêu trầm,([13]) hướng dẫn nhân
loại tránh khỏi nạn diệt vong.
Cái
xuân tâm ấy là Cao Đài Đại Đạo mà dân tộc này đã được Thượng Đế bố ban. Cái của
quý vô giá đó chỉ chờ nơi lòng xuân của người đời làm cho nó sáng lên, gióng
cho nó vang lên, bày cho nó tỏ rạng lên.
Vì
nuôi dưỡng cái xuân tâm ấy, lúc sinh thời, Tệ Hữu thường nghiền ngẫm câu nhựt tụng sau đây:
Cao Đài vị xuất thế, ngũ châu tuy đại ngã vô gia. 高臺未出世, 五洲雖大我 無家. Xin tạm dịch là:
Cao Đài nếu chẳng
ra đời
Năm châu tuy rộng, ta người vô gia.([14])
([1]) cả (great):
To tát. – cội lành Đạo cả: Cái gốc
Đạo to tát sẵn có ở mỗi người, là điểm linh quang do Thượng Đế (Đại Linh Quang)
ban bố cho mỗi người.
([3]) hành hóa: Nói đủ là thế Thiên
hành hóa 替天行化 (on behalf of
Heaven teaching people the way of self-cultivation), thay Trời hành đạo,
giáo hóa dân chúng tu hành.
([6]) Bốn đức của quẻ
Càn (nguyên 元, hanh 亨, lợi
利, trinh 貞) tương ứng bốn mùa (xuân, hạ,
thu, đông).
([8]) ôn cố 溫故 (reviewing the old): Xem xét lại những
việc cũ.
[8b] tam công 三功 (the three merits): Công quả 功果, công trình 功程, công phu 功夫.
Huệ Khải chú thích & Lê Anh Minh hiệu đính