Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu


Thánh thất Trung Đồng, Đà Nẵng. Ảnh tài liệu.


* Hiền huynh Lê Văn Xưng (họ đạo Trung Đồng, Hội Thánh Truyền Giáo):
Trong bài Kinh Giải Oan (Kinh Tận Độ, Hội Thánh Truyền Giáo, 1995 có câu: Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu. Xin cho biết Tứ Đạo Đề có phải là Tứ Diệu Đế không? Trân trọng cảm ơn Văn Uyển. (E-mail ngày 13-6-2013)
Huệ Khải: Hiền huynh kính mến, câu hỏi của hiền huynh gởi lâu lắm rồi, mà nay mới kính phúc đáp. Rất mong hiền huynh lượng thứ cho tệ hữu. Xin đa tạ.
Khi cúng chẩn tế âm nhơn, tín đồ Hội Thánh Truyền Giáo có đọc Kinh Giải Oan (trong Kinh Tận Độ). Bài kinh này làm theo thể thơ song thất lục bát (hai câu 7 chữ + câu 6 chữ + câu 8 chữ), cũng được gọi là lục bát gián thất (vì câu 6 chữ và câu 8 chữ xen vào giữa hai câu 7 chữ).
Bốn câu (câu 25-28) trong Kinh Giải Oan như sau:
[7 chữ] Gắng quyết chí tìm nơi diệt khổ,
[7 chữ] Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu,
[6 chữ] Tu hành phải rõ công phu,
[8 chữ] Trong đường Bát Chánh nên hầu xét suy.
Theo luật thơ, những chữ in đậm trên đây phải dùng thanh bằng (không dấu, hoặc dấu huyền). Vì vậy, thay vì nói Đế (thanh trắc) thì nói là Đề (thanh bằng).
Chữ  nghĩa là chân lý, có hai cách đọc Hán-Việt, là đế, và đề. Vậy, Kinh Giải Oan đọc là Đề thì chẳng sai.
Tứ Diệu Đế 四妙諦Tứ Thánh Đế 四聖諦, gọi tắt Tứ Đế 四諦 là giáo lý nền tảng của Đức Phật Tổ, chỉ rõ nguyên nhân của khổ và con đường giải thoát. Tứ Diệu Đế gồm bốn chân lý như sau:
Khổ Đế: Xác tín rằng mọi kiếp sống đều chịu khổ.
Tập Đế: Chỉ rõ tham dục là nguyên nhân gây ra khổ.
Dit Đế: Diệt trừ tham dục thì diệt được khổ và đưa tới hạnh phúc.
Đo Đế: Con đường diệt khổ là Bát Chánh Đo (bao gồm: chánh kiến; chánh tư duy; chánh ngữ; chánh nghiệp; chánh mạng; chánh tinh tấn; chánh niệm; chánh định).
Do Đạo Đế (Đạo Đề) là chân lý thứ tư trong Tứ Diệu Đế, nên câu kinh 26 nói: Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu.
Do Đạo Đề (Đạo Đế) dạy phương pháp diệt khổ là thực hành Bát Chánh Đạo, nên câu kinh 28 nói: Trong đườn Bát Chánh nên hầu xét suy. Đường tức là Đạo. Không nói Bát [thanh trắc] Chánh Đạo mà nói đường [thanh bằng] Bát Chánh vì chữ thứ hai trong câu 28 phải là thanh bằng.
(Trích Gió Bốn Phương, trong Đại Đạo Văn Uyển, tập 10, quý Hai năm 2014.)