Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Sao không là số 12 mà là số 10?



* Hiền tỷ Đào Thị Khiêm (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai). Thư ngày 03-7-2016:
Văn Uyển tập Hanh (số 18) năm Bính Thân, trang 7-9 có bài thánh thi MƯỜI KHUYÊN của Đức Lý, dạy tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 28-11 Kỷ Hợi (Chủ Nhật 27-12-1959). 
Văn Uyển tập Nguyên (số 1) năm Nhâm Thìn, trang 19-22 có bài thánh thi MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM của Thầy, trích trong Sấm Giảng Hunh Đo, trang 18-21, của Hội Thánh Nhị Giang, Tòa Thánh Bửu Sơn, núi Cấm, Tri Tôn, Châu Đốc (xuất bản trước 1975). 
Đạo Cao Đài vẫn xem mười hai là số huyền diệu của Thầy; tại sao hai bài thánh thi ấy không dùng số mười hai mà lại dùng số mười?
Huệ Khải: Thưa hiền tỷ, số mười không chỉ là một số đếm (mười ngày, mười năm...) mà còn được dùng với ý nghĩa đủ đầy tất cả, hoàn toàn trọn vẹn, hoàn hảo (perfect). ChHán nói thập thành 十成 , thập phần 十分 , thập toàn thập mỹ 十全十美 đều nghĩa là vẹn đủ cả mười, trọn vẹn, hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Hoa khai dĩ thập phần 花開已十分 nghĩa là hoa đã nở hết cả rồi, nở không còn búp nào nữa. Do đó, khi tả nhan sắc hai chị em Thúy Kiều và, Nguyễn Du (1766– 1820) bảo: Mai cốt cách tuyết tinh thần / Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vậy, Ơn Trên dạy mười khuyên, có nghĩa đó là những khuôn vàng thước ngọc hoàn hảo, trọn vẹn để giúp chúng ta tu học và hành đạo kết quả.
Ngoài hai trường hợp như hiền tỷ đã nêu, sau đây là ba trường hợp khác, trích trong Thánh Truyền Trung Hưng (của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài):
1. Tại thánh thất Minh Trung, Thứ Bảy 10-01-1959 (02-12 Mậu Tuất), Đại Đức Ngô Tiên (Ngô Minh Chiêu) dạy:
MỘT là tu cho người trông cậy
HAI là làm đời thấy kỉnh tin
Thân ta cẩn thận giữ gìn
Làm gương hướng đạo tỏ tình trắng trong
BA nên gắng đề phòng nội khảo
BỐN luôn luôn hoài bão thanh danh
Công tư cân nhắc cho rành
Phải là chí kỉnh chí thành ưu tư
NĂM cải tệ (1) sửa hư chừa lỗi
SÁU xét mình sám hối thường xuyên
Thiết tha bảo vệ pháp quyền
Hy sinh thân phận bảo giềng Thiên ân
BẢY nội bộ tinh thần tinh tiến
TÁM ngoại tình sự kiện đắn đo
Làm sao trọn vẹn thân trò
Thân trò là Đạo, Đạo trò là danh
CHÍN phải lo tu thành tâm pháp
MƯỜI khuyên nhau đóng góp tình thương
Pháp luân vận chuyển cho thường [1]([2])
Mối tình đồng đạo là phương đại đồng.
2. Tại thánh thất Tịnh Quang, Thứ Năm 15-01-1959 (07-12 Mậu Tuất), Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
MỘT khuyên con kính thờ Đạo cả
HAI khuyên con xa bả trần tình
BA khuyên sớm tối sửa mình
BỐN khuyên quy giới vẹn gìn mà tu
NĂM khuyên phải công phu, công quả
SÁU khuyên thân hỷ xả độ mình
BẢY khuyên chí kỉnh chí thành
TÁM khuyên lễ độ nên hình trò Tiên
CHÍN khuyên giữ vẹn pháp quyền
MƯỜI khuyên đừng để Mẹ phiền không nên.
3. Tại Trung Hưng Bửu Tòa, Thứ Ba 24-02-1959 (17-01 Kỷ Hợi), Đức Đông Phương Lão Tổ dạy:
MỘT khuyên nhớ giữ gìn trung chính
HAI khuyên tuân mệnh lệnh giáo quyền
Lúc nào lòng cũng Thiêng Liêng
Thông công nối lại bảo giềng độ sanh.
BA khuyên được công bình đúng đắn
BỐN khuyên lòng ngay thẳng hòa thân
Thương đời sớm tối ân cần
Hòa mình trong đám thiện dân dắt dìu.
NĂM khuyên giữ Thiên điều luật pháp
SÁU khuyên cho duy nhứt thánh hình
Nhớ câu Bồ Tát hữu tình
Chan đều sức sống đức tin kết liền.
BẢY khuyên phải bảo yên hàng ngũ
TÁM khuyên thường huấn dụ nhơn sanh
Xây nên thánh thể mạnh lành
Viếng thăm an ủi tình hình suốt thông.
CHÍN khuyên lo đại đồng sơ bộ
MƯỜI khuyên chung củng cố nội tình
Trước là xây dựng cho mình
Sau là hàn gắn bất bình hỏng hư.



([1]) Cải tệ : Sửa chữa điều xấu, khuyết điểm, điều có hại.
([2]) Pháp luân thường chuyển 法輪常轉: Luôn quay bánh xe đạo pháp; siêng năng hành thiền.

(Trích Gió Bốn Phương, trong Đại Đạo Văn Uyển tập 19, quý Ba năm 2016.)