Ý NGHĨA PHỤC SINH VÀ SỨ
MẠNG TRUNG HƯNG
Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng)
ngày 15-01 Đinh Mùi (Thứ Năm
23-02-1967)
THI
HƯNG phế ([1]) nhà
ĐẠO Trời Âu Á vẫn chung đèn
ĐẠI công đại chí vì nhơn loại
VƯƠNG bá mà chi, lấn với chen.
Bản Thánh chào chư Thiên phong chức sắc Lưỡng Đài và toàn thể đạo tâm nam
nữ.
Hôm nay giữa tiết xuân về, Bản Thánh rất hân hoan. Ơn xuân lại đến với
Hội Thánh Trung Hưng ([2]) trong dịp nầy.
Hỡi chư hiền và toàn đạo! Phải chăng mỗi độ xuân về là thêm sức sống
động, thêm sức phục sinh ([3]) cho Giáo Hội? Vì thế mà Bản Thánh
muốn sao cho chư hiền cùng toàn đạo cảm thông lời Bản Thánh với ý nghĩa phục sinh là thế nào, sứ mạng trung hưng ([4]) là làm sao.
Tuy vậy, nếu đứng về bình diện ([6]) Giáo Hội mà thấy, thì đó mới chỉ là
một phương diện thôi; còn đi sâu vào nội bộ mà nhắm vào thực tại, thì ôi thôi,
còn lắm ngỗn ngang!
Hỡi chư hiền! Hãy ý thức vấn đề sứ mạng trung hưng cho rõ ràng, kỹ càng
và cao sâu, hầu giữa nhau có sự nhận thấy duy nhứt.
Đạo vẫn có trước khi chưa có trời đất và loài người. Ngày xưa thì hướng
về siêu nhiên (tâm linh); ngày nay quá hướng về thực tại xã hội (vật chất) làm
cho chênh lệch, gây ra đại loạn. Tôn giáo Cao Đài có sứ mạng trung hưng, nghĩa
là làm thế nào tâm vật bình hành.([7])
Trung là vừa phải. Trung là thuận ý
Trời, hợp lòng người. Trung hưng không phải bó hẹp trong một phạm vi nào mà nó
lại còn có sứ mạng trung hưng cho tất cả.
Ngày xưa
Nghiêu, Thuấn,([8]) Võ, Thang ([9]) đã biết áp dụng đạo trung nên cảnh thế
thái bình, nhân dân an lạc. Vậy, ngày nay chư hướng đạo cũng phải biết thời
trung ([10]) mà xử sự, để cho trên dưới trong ngoài
được cảm thông.
Hơn nữa, dân tộc Việt Nam đã được đặc ân
([11]) làm dân thánh ở đất thánh. Đạo Cao Đài
xuất hiện ở Việt Nam không phải là một việc ngẫu nhiên mà là Thiên thơ tiền
định. Một dân tộc đã từng tranh đấu quyền lợi cho đất nước, đã hy sinh vì chơn
lý. Khí phách hào hùng, kiên quyết ấy đã tô đậm giang sơn trên dòng máu lịch
sử. Thế mà ngót hai mươi năm gần đây, đất nưóc đành nhuộm màu tang tóc. Đứng
trước cảnh tang thương ấy, sứ mạng Cao Đài phải làm sao cho non sông trở lại
được thanh bình, thì nhân dân mới thấy sứ mạng Cao Đài vô cùng quan hệ.
Nói thế, chư hướng đạo phải tự thấy
nhiệm vụ là đặt mình trong quyền pháp Giáo Hội.
THI
Thế cuộc chuyển xoay đó hỡi ai
Trung hưng sứ mạng ấy Cao Đài
Non sông một dải tình thêm nặng
Đời đạo đôi vai nghĩa lại dày.
Giờ đây Bản Thánh nhắc lại:
Vì chư hướng đạo còn nặng cái tình. Tuy chư hiền đã hy sinh rất nhiều,
nhưng chưa đủ để nêu gương hướng đạo.
Lẽ thứ nữa, vì nhơn tâm bất nhứt ([15]) làm cho cơ đạo phải ngửa nghiêng, cơ
hồ như khuynh diệt.([16]) Nếu tình trạng nầy không sớm chấm dứt,
chư hướng đạo không sớm cùng nhau xây dựng một hướng tiến, vạch định một đường
lối để hướng đạo nhơn sanh thì thử hỏi sứ mạng Thiên ân của chư hiền nó ra làm
sao? Và Hội Thánh như
thế nào?
Thôi, Bản Thánh hôm nay đến cùng chư hiền và toàn đạo với cái
xuân đạo lý, mong chư hiền sớm sớm trở về cùng nhiệm vụ. Bản Thánh ban ơn chung
toàn đạo vui khỏe trong ân Thầy.
([2]) Hội Thánh Trung Hưng: Hội Thánh Truyền
Giáo Cao Đài cũng là Hội Thánh Trung Hưng. Tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, ngày
04-3 Quý Mão (Thứ Năm 28-3-1963), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy: “Và Thầy cũng nhắc lại các con: Sự thành lập
Trung Hưng Thánh Tòa và Hội Thánh Trung Hưng, thánh ý định
từ trước. Nhưng đến năm Bính Thân [1956]
mới hoàn thành và Thầy chỉ dùng tên Trung Hưng Bửu Tòa và Hội Thánh Truyền Giáo
để đảm đương cơ đạo trung hưng.”
([7]) tâm vật bình hành 心物平行 (the parallelism of spirituality and
materiality): Tâm linh và vật chất không
loại trừ nhau. Cả hai bình đẳng và song hành để hỗ trợ nhau. Không vì tâm mà bỏ
vật; cũng không vì vật mà bỏ tâm. (Spirituality
and materiality do not conquer each other. They are of equal rank and run
parallelly to support each other. Do not give up spirituality for the sake of
materiality, and vice versa.)
([8]) Nghiêu,
Thuấn 堯舜 (two mythical sage emperors Shun and
([9]) Võ, Thang 禹湯 (two
sage emperors Yu and Tang): Vua Đại Võ (Vũ) 大禹 và vua Thành Thang 成湯. Vua Võ tiếp nối vua Thuấn sáng lập nhà
Hạ 夏. Nhà Hạ suy vong
thì vua Thang sáng lập nhà Thương 商. Võ và Thang là hai vị minh quân, hiền
đức.
([10]) thời trung 時中 (neither
excessive nor inadequate): Không thái quá cũng không bất cập (ký bất thái quá, hựu vô bất cập 既不太過, 又無不及).