[tiếp theo]
26. Tu đến chỗ thuần chân vô ngã ([1])
Chứng đến nơi thần
hóa vạn năng ([2])
Thế gian ai kẻ sánh
bằng
Mới là sứ mạng, mới
rằng Thiên ân.
27. Lấy thiên hạ làm thân muôn thuở ([3])
Lấy nước non làm vợ
chung tình
Bao la trời đất gia
đình ([4])
Còn ai đâu nữa, ta
mình riêng tư.
28. Lòng hướng đạo như như ([5]) Bồ Tát
Mà đời hay ([6]) giải thoát, tự do
Không còn kẻ đói
người no
Yếu thua mạnh được,
cười to khóc òa.([7])
29. Hướng đạo còn cái ta lủ khủ ([8])
Còn sân si, tự phụ,
kiêu căng
Ngoài ta, thiên hạ
ai bằng
Khả năng học thức,
khả năng thiên tài.([9])
30. Đem cái ta mà sai sử đạo ([10])
Hóa cho nên chánh
giáo thất truyền
Xưa nay các bậc
Thánh Hiền
Lấy tâm thiên địa ([11]) tự nhiên ([12]) dạy người.
31. Khéo quyền biến tùy thời xuất xử ([13])
Vô vi nhi dịch sử
quần linh ([14])
Không ta, không
tướng, không hình
Tuy hay động tác mà
thành vô vi.([15])
32. Bạt nhơn ngã thị phi, chứng Thánh ([16])
Đắm lợi danh mê
cảnh, đọa phàm
Lòng còn ưa thích,
muốn ham
Khó bề nên đạo, khó
làm nên thân.
33. Kẻ lãnh tụ Thiên ân thiếu đức
Bởi rẽ chia, chấp
nhứt,([17]) hẹp hòi
Nài ([18]) mà không khiến nổi voi
Đàn chiên chẳng nể
gậy còi người chăn.([19])
34. Đời đạo hóa khó khăn lắm nỗi
Khiến nội tình ([20]) muôn mối ngược xuôi
Thằng mù dẫn dắt
đứa đui
Sẩy chưn lạc bước
chôn vùi hố sâu.
35. Nếu biết được cơ mầu Tạo Hóa
Rõ thực hư, pháp lạ
ẩn bày
Tài thành ([21]) cho cuộc đổi thay
Vướng vòng oan
trái, trả vay cho rồi.
[còn tiếp]
([1]) thuần chân 純真 (innocent and unaffected):
Hồn nhiên 渾然 và không ô nhiễm (vô
nhiễm 無染). – vô
ngã 無我 (egoless; selfless): Không có cái ta tư
riêng; không có cái tôi.
([2]) thần hóa 神化 (mastering
divine power): Có được quyền năng siêu phàm. – vạn năng 萬能 (omnipotent): Toàn năng 全能; không có việc gì mà không làm được.
([3]) thân 身 (body): Thân
hình. – lấy
thiên hạ làm thân (dĩ thiên hạ vi
thân 以天下為身: taking the world as one’s own body): Lấy bá tánh, chúng sanh làm thân của
mình; như vậy phụng sự chúng sanh tức là phụng sự cho bản thân; không còn lòng
ích kỷ, không còn nghĩ tới lợi ích riêng tư.
([7]) Câu
này ý nói: Không còn kẻ cường bạo thắng người yếu thế; không còn cảnh kẻ đắc
thắng cười to còn kẻ thua thiệt khóc òa.
([9]) Hai
câu này ý nói: Thiên hạ không còn ai ngang tầm với ta nữa về học thức và năng
lực, vì ta là thiên tài 天才 (genius).
([11]) tâm thiên địa (thiên địa chi tâm 天地之心: heart
of heaven and earth; heart of justice
and impartiality): Lòng trời đất (vô tư, công bằng, không thiên vị). Chúa
Giê-su (Mát-thêu 5:45) nói về tâm thiên địa của Cha Trời (Thiên Chúa) như sau: “Người
cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa
xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. / He [Father
in heaven] causes His sun to rise on
the evil and the good, and sends rain on the righteous and the unrighteous.”
([12]) tự
nhiên 自然 (unintentional;
not deliberate): Không có chủ ý hay chủ tâm; không do ý muốn can thiệp của
con người.
([13]) quyền biến 權變 (taking an expedient action): Tạm thay đổi cho phù hợp với sự
việc xảy ra, cho thích nghi với hoàn cảnh mới, tức là cần thiết phải uyển chuyển
do tình thế đòi hỏi. – xuất xử 出處 (either involving oneself in social,
religious affairs or leading the life of a recluse): Hoặc ra mặt làm việc
giúp đời giúp đạo (xuất) hoặc lui về
ở ẩn, xa lánh mọi người (xử).
([14]) vô vi nhi dịch sử quần linh 無為而役使群靈: Câu này trích từ bài Ngọc
Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo 玉皇天尊寶誥, ngụ ý khuyên bậc Thiên ân hướng đạo hãy
noi gương Đức Thượng Đế, lấy “vô vi” mà dẫn dắt
tín đồ, nhơn sanh. Ở đây, “vô vi” là không lấy ý riêng của mình chi phối mọi sự
việc; làm mọi việc với lòng vô ngã (egoless),
không phân biệt ta và người (bất nhị: without
discrimination).
([15]) Không ta, không tướng, không hình / Tuy hay
động tác mà thành vô vi: Hai câu này giải thích ý nghĩa câu “Vô vi nhi dịch sử quần linh”.
([16]) bạt 拔 (pulling up sth; pulling out sth; eliminating
sth): Nhổ bỏ; trừ khử. – nhơn ngã, nhân ngã 人我 (the other and
oneself): Người khác (nhân, nhơn)
và bản thân mình (ngã). Ở đây, “nhơn
ngã” là óc phân biệt có ta có người. – thị phi 是非 (right and wrong; fig., praise and criticism; quarrel): Đúng và sai;
lời khen chê; sự cãi cọ tranh nhau hơn thua. – Bạt nhơn ngã thị phi, chứng Thánh: Nhổ
bỏ tận gốc rễ lòng phân biệt ta với người cũng như thói khen chê, tranh cãi hơn
thua thì người tu sẽ chứng quả Thánh, thành Thánh. Trong thánh giáo ngày Chủ
Nhật 02-9-1934 tại thánh tịnh Đại Thanh (Gò Vấp), khi ban thánh lịnh đưa Đạo về
Trung, Đức Chí Tôn dạy: “Nhơn nhi vô nhơn, ngã nhi vô ngã.” 人而無人, 我而無我. (Có người mà không thấy có người, có ta mà không thấy
có ta.) Đây cũng là ý nghĩa của “bạt nhơn ngã”. Đức Thánh Trần dùng chữ “bạt”
với ý “nhổ bỏ” tận gốc rễ cái óc phân biệt ta với người vốn dĩ ăn sâu trong đáy
lòng kẻ phàm.
([17]) chấp nhứt (nhất) 執一 (obstinate; rigidly
adhering to sth): Cố chấp 固執, không biết quyền
biến; câu nệ 拘泥, khư khư theo ý
riêng, không chịu nghe ai.
([18]) nài (quản tượng 管象: mahout): Người điều khiển voi
bằng cái “vố”. Paulus Của giảng “vố” là “cái búa voi”.
Ở Ấn Độ, nài voi dùng cái móc (hook)
bằng đồng hay thép, gắn vào cán dài 60-90cm. Tiếng Sanskrit gọi dụng cụ này là “aṅkuśa” hay
“ankusha”; tiếng Anh dịch là “ankus” hay “bullhook; goad”.
([19]) đàn
chiên (nhất quần cao dương 一群羔羊: a flock of lambs;
fig., believers): Bầy cừu (sheep);
nghĩa bóng là các tín đồ. – nể
(respectfully afraid of): Nể nang;
kính sợ. – gậy (trượng
杖: crook, staff); còi (sáo tử 哨子: whistle):
Gậy và còi ám chỉ quyền
pháp (dharma power) trao cho một chức
sắc, chức việc. – người chăn (mục tử 牧子: shepherd;
fig., the one who spiritually guides his coreligionists; dignitary): Người
chăn cừu (chiên). Họ dùng gậy lùa cừu đi theo bầy hoặc đánh đuổi chó sói mà bảo
vệ cừu; dùng còi để gọi những con chó (sheepdogs)
đi theo giúp họ canh giữ đàn cừu. (Nghĩa bóng) chức sắc, chức việc, bậc hướng
đạo dìu dắt tín đồ (hướng đạo giả 向導者).