Biện pháp tách đôi từ trong Thánh Truyền Trung Hưng
Đây là một trong các
biện pháp tu từ (rhetoric techniques),
bằng cách tách đôi một từ ghép bằng một từ khác (các + chi phái → các chi các phái); hoặc tách đôi một từ láy (phải + đắn đo → phải đắn phải đo). Nếu
thêm dấu phẩy (các chi, các phái / phải
đắn, phải đo) thì sai.
Nguyễn Tài Cẩn trong
Ngữ Pháp Tiếng Việt (Tiếng – Từ Ghép –
Đoản Ngữ)”, in lần thứ ba, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1996, tr. 18-20,
gọi là “hiện tượng tách đôi từ”.
Trong bài “Vài Biện Pháp Tu Từ Trong Thánh Giáo Cao
Đài”,([1]) Huệ Khải gọi là “biện pháp tách từ”,
là “cài răng lược”, và cung cấp nhiều
thí dụ minh họa hơn dưới đây.
Tách đôi từ ghép có nhiều trong Thánh Truyền Trung
Hưng. Sau đây là vài thí dụ:
1. Giờ hiệp lại để toan để tính
Giờ phân ra ban lịnh rao truyền
Một nhà quyền pháp linh thiêng
Chờ khi Tứ Giáo
quy nguyên mới lành.([2])
Lưu ý: để +
toan tính → để toan để tính. Nếu
thêm dấu phẩy (để toan, để tính) thì
sai.
2. Chư chức sắc
quên thân vì Đạo
Xa gần đều hoài bão tư duy
Đừng còn sớm thị chiều phi
Làm người hướng đạo gắn ghi trọn tình.([3])
Lưu ý: sớm chiều + thị phi → sớm thị
chiều phi. Nếu thêm dấu phẩy (sớm thị, chiều phi) thì sai.
3. BẢO nhau thành thật mến yêu nhau
THỌ pháp rồi lo
gắng luyện trau
THÁNH vức có
ngày chung một cõi
NƯƠNG Thầy
nương bạn trước hiền sau.([4])
Lưu ý: bạn hiền + trước sau → bạn
trước hiền sau. Nếu thêm dấu phẩy (bạn
trước, hiền sau) thì sai và vô nghĩa.
Trong câu bốn dẫn trên, bạn trước hiền sau có nghĩa là bạn hiền (bạn đồng tu) ở
chung quanh (good friends around).
4. Thương cơ đạo chia mười xẻ bảy
Mối chơn truyền bẻ gãy làm đôi ...
Thầy thấy con trăm phương ngàn kế
Lo lợi danh mà phế cảnh nhàn ... ([5])
Lưu ý: chia xẻ + mười + bảy → chia mười xẻ
bảy.
trăm + ngàn + phương kế → trăm phương ngàn kế.
5. “Tệ muội thấy
hữu hạnh nhứt là chị em có đủ các tiện nghi giải thoát, thế mà chị em còn trông
đó ngó đây.” ([6])
Lưu ý: trông ngó + đó đây → trông đó
ngó đây. Nếu thêm dấu phẩy (trông đó, ngó đây) thì sai.
6. “Bởi ham muốn mà tạo cho cảnh đời nay
chìm mai nổi, kẻ khóc người cười.” ([7])
Lưu ý: nay mai + chìm nổi → nay chìm mai nổi.
kẻ +
người + khóc cười → kẻ khóc người cười.
7. “Trong khi khảo thí, chị em còn vui đây
vui đó, đặt nhẹ lòng tu, chưa thấy cái khổ tròng đến nay mai, mà cứ vọng ước
việc đâu đâu ngoài phần giải thoát.” ([8])
Lưu ý: vui + đây đó → vui đây vui đó. Nếu thêm dấu phẩy (vui đây, vui đó) thì sai.
Trích Huệ Khải: Vài Kinh Nghiệm Đọc “Thánh Truyền Trung Hưng”, in trong: KỸ
NĂNG PHỔ TẾ XUÂN NHÂM DẦN 2022 (tài liệu hướng dẫn tại tỉnh đạo Quảng Nam, ngày
16 và 17-4-2022); Cơ Quan Phổ Tế HT Truyền Giáo Cao Đài và Chương Trình Chung
Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo liên kết thực hiện.